Diều hoa (Spilornis cheela)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 43 - 44)

Đặc điểm nhận biết

Chim lớn, dài cánh 408-463mm. Đầu gáy và mào lông đen, gốc lông trắng. Lưng nâu thẫm. Cánh nâu đen nhạt, phiến lông trong có vệt trắng, một dải nâu đen nhạt ở giữa đuôi. Bụng hung nâu với nhiều đám nhỏ hơi tròn, màu trắng. Mắt vàng tươi. Da gốc mỏ vàng. Mỏ xanh xám, chóp mỏ đen. Chân vàng nhạt.

Sinh thái tập tính

Chim định cư, sống ở rừng. Sinh sản thích hợp là ven rừng, nơi sườn núi có nhiều cây thấp, ven nương rẫy. Kiếm ăn ngày, thường ở một mình và ngồi trên cây thấp. Khi phát hiện mồi diều hoa bay lao đến, dùng chân quặp lấy cổ. Diều hoa ăn rắn. Kỳ nhông. Thằn lằn và một số loài động vật khác.

Mỗi năm Diều hoa đẻ một lứa, mỗi lứa một trứng

Phân bố

Ở nước ta Diều hoa gặp khắp các vùng từ Bắc chí Nam

44

Diều hoa là loài có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của một số loài Bò sát và Ếch nhái có ích

Tình trạng

Diều hoa là một loài còn tương đối nhiều ở Việt Nam

- Diều hâu (Milvus korschun)

Đặc điểm nhận biết

Chim tương đối lớn, dài cánh 475- 529mm. Đầu cổ hung nâu. Lưng nâu thẫm. Lông bao cánh và lông bao cánh sơ cấp đen, gốc phiến lông trong phớt trắng

Đuôi nâu với vằn nâu thẫm xẻ đôi. Bụng nâu nhạt. Bao dưới cánh trắng nhiều nên khi bay tạo thành vệt trắng. Mắt nâu. Mỏ đen, da gốc

mỏ vàng. Chân vàng nhạt

Sinh thái và tập tính

Diều hâu là loài chim trú đông và sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau, từ đồng bằng đến rừng núi.

Kiếm ăn ngày, thường bay lượn trên cao để tìm mồi Diều hâu ăn chuột, chim, gà con và cá

Tuy tấn công gà, vịt nhưng Diều hâu vẫn được coi là loài chim có ích và ăn nhiều chuột.

Phân bố

Ở nước ta về mùa đông Diều hâu từ các tỉnh phía Bắc đến Thừa Thiên

6.3.3. Bộ gà (Galliformes)

Gồm những loài chim có kích thước khác nhau, từ cỡ nhỏ đến cỡ lớn. Đầu nhỏ, cánh ngắn và tròn. Bay nhanh nhưng dáng nặng nề và không bay được xa. Chân to, khoẻ, có 4 ngón. Ngón có vuốt to thích nghi bới đất tìm mồi. Mỏ kiểu ăn tạp, ngắn, khoẻ, hơi cong, mỏ trên rộng chùm lên một phần mỏ dưới. Màu lông thay đổi. Thường con trống có màu sặc sỡ

Gà là chim đa thê, kiếm ăn trên mặt đất, ăn tạp. Tổ đẻ có thể làm trên cây hay trên đất. Đa số loài đẻ 5-10 trứng. Chim mái ấp trứng. Chim non nở ra khoẻ

Bộ gà có 250 loài, nước ta có 22 loài thuộc họ Trĩ

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 43 - 44)