Nai (Cervus unicolor)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 120 - 123)

121

Đặc điểm nhận biết

Nai là loài lớn nhất trong họ, nặng 150-200kg, dài thân 1800- 2000mm. Bộ lông dày, sợi lông nhỏ, dài, nâu ở hông và mông, xám hay xám đen ở lưng và ngực, trắng bẩn ở bụng và mặt trong các chi. Nai đực có sừng 3 nhánh. Nhánh thứ nhất tạo với nhánh chính một góc nhọn lớn.

Sừng to, thô, nhiều rãnh và nhiều nốt sần.

Sinh thái và tập tính

Nai sống ở nhiều sinh cảnh rừng: rừng thưa, rừng rụng lá, rừng thứ sinh xen vạt cỏ. Mật độ cao gặp ở các vùng rừng ven suối và đồi bát úp. Nai không sống ở độ cao trên 1000m. Khu vực sống rộng và ổn định. Sống đàn hoặc đơn, kiếm ăn đêm

Nai ăn các loài cỏ, lá cây, mầm, cây bụi, cây tái sinh và một số loài quả rừng rụng xuống

Nai sinh sản tập trung vào mùa xuân và mùa thu. Mang thai khoảng 8 tháng. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con. Nai con đẻ ra khoẻ, bú mẹ khoảng 6 tháng, trưởng thành sinh dục sau 2 năm.

Phân bố : Hiện nay ở nước ta chỉ còn dọc theo biên giới phía Tây, từ Tây Bắc đến Đông Nam Bộ

Giá trị sử dụng : Nai là thú cho da lông, thực phẩm và dược liệu

Tình trạng : Do săn bắn quá mức, vùng sống bị thu hẹp nên còn ít, chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên.Cần đưa vào sách đỏ Việt Nam

122

Đặc điểm nhận biết

Hoãng nặng 20-35kg, dài

thân 800-1100mm, dài đuôi 130- 215mm. Vùng đầu, lưng, hai bên thân nâu nhạt, trắng bẩn ở cằm, họng, bụng, bẹn và dưới đuôi. Con đực có sừng ngắn nhỏ chia 2 nhánh. Đế sừng cao

Sinh thái và tập tính

Hoẵng sống trong nhiều sinh cảnh giống nhau, thích hợp là rừng phục hồi sau

nương rẫy. Vùng sống rộng và thường ổn định. Sống đơn, kiếm ăn đêm, chủ yếu từ

chập tối đến nửa đêm. Thỉnh thoảng gặp Hoãng đi ăn lúc chiều tà

Hoẵng ăn quả, mầm cây, lá, quả, măng tre nứa và nhiều loại hoa màu. Khẩu phần ăn thay đổi phụ thuộc vào mùa vụ trong năm.

Mùa sinh sản của Hoãng không cố định, thường động dục vào các tháng 7-8, mang thai 6-7 tháng. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa đẻ 1 con

Phân bố : Phân bố khắp các tỉnh có rừng

Giá trị sử dụng : Cho thực phẩm, da lông và dược liệu

Tình trạng : Còn tương đối nhiều

Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis)

Là loài mới phát hiện ở Việt Nam. Kích thước lớn hơn Hoãng. Lông màu vàng. Đặc điểm khác với Hoãng là sừng khá lớn, chia là 2 nhánh, nhánh 1 dài, nằm ở phía trước. Đế sừng thấp

7.3.8.4. Họ Bò (Bovidae)

Họ Bò (danh pháp khoa học: Bovidae) bao gồm khoảng 140 loài, phân họ Bò

có khoảng 26-30 loài, Việt nam phát hiện ra 3 giống gồm 6 loài. Họ Bò gồm các loài thú guốc chẵn có kích thước cơ thể lớn Bộ răng: 0.0.3.3/ 3.1.3.3 = 32 chiếc

123 Dạ dày 4 ngăn

Cả con đực và con cái đều mang sừng rỗng, không phân nhánh và không thay thế Sinh thái và tập tính

Những loài thú thuộc họ Bò có cuộc sống thích nghi với các kiểu rừng lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá mùa khô (rừng khộp), rừng hỗn giao gỗ, lồ ô, tre nứa. Chúng thường đi từng đàn 10 - 15 cá thể tuỳ từng địa hình, kiếm ăn trên các bãi cỏ.

Bò cái sinh sản mỗi năm một lứa, mỗi lứa đẻ 1 con. Bò mẹ mang thai từ 270 - 280

ngày.

Thức ăn của chúng là thực vật: lá, chồi non, các loại cỏ là thức ăn ưa thích

Phân bố: Đa số loài có vùng phân bố hẹp

Giá trị: thịt, da lông, dược liệu, giá trị mỹ nghệ

Tình trạng: Hầu hết các loài trong tình trạng nguy cấp

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)