Vooc xám (Trachypithecus phayrei)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 91 - 94)

92

Đặc điểm nhận biết

Nặng 5-9kg, dài thân 430-660mm, dài đuôi 510-825mm. Bộ lông dày, dài, mềm màu xám tro, bụng nhạt hơn. Mặt xám hay đen nhạt. Quanh môi và hai mắt trắng

Sinh thái và tập tính

Sống trong rừng gỗ, rừng nứa, thích nhất là rừng gỗ pha tre nứa ven sông suối và rừng gỗ trên núi đá

Sống đàn 5-8 con. Kiếm ăn ngày hai buổi sáng và chiều, trưa nghỉ. Leo trèo giỏi. Khi di chuyển chúng thường đến đầu một cành cao, nhảy sang một đám cành cây hoặc tán một cây khác thấp hơn ở cự ly xa 5-6m, độ cao 9-10m vẫn giữ được vị trí thăng bằng. Tính thầm lặng, ít phát tiếng khi đi ăn. Mùa hè chúng ngủ trên các gờ đá trên các vách đá dựng đứng, mùa động ngủ hang. Ăn lá non và quả cây rừng. Mùa sinh sản diễn ra quanh năm. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con.

Phân bố: Phân bố ở các tỉnh có rừng từ Nam sông Hồng đến Nghệ An

Giá trị: Là loài đặc hữu của Đông Nam Á và có giá trị da lông, dược liệu

Tình trạng: Vooc xám là loài hiếm gặp hiện nay nhưng chưa được đưa vào sách đỏ Việt Nam, cấm săn bắt.

- Vooc bạc (Trachypithecus cristata)

Đặc điểm nhận biết

Vooc bạc nặng 5-7kg, dài thân 500-565mm, dài đuôi 765- 790mm. Bộ lông dày, mềm, màu xám bạc (gốc lông đen, phần ngoài trắng bóng). Mặt đen nhạt. Lông má trắng bạc, dài đến tai, đầu có mào lông trắng

Sinh thái và tập tính

Sống ở các rừng nguyên sinh hay rừng ít bị tác động của

con người.

.

Ngủ đêm trên cây có tán lớn ven khe kín gió. Sống đàn 5-15 con (có đàn 25 con). Hoạt động cả trên cây lẫn trên mặt đất.

93

Là loài trầm lặng và hiền lành nhất trong tất cả các loài Vooc Thức ăn là lá, chồi non, thỉnh thoảng có côn trùng

Phân bố: Phân bố ở các địa phương từ Gia Lai đến Tây Ninh

Giá trị sử dụng: Có giá trị bảo tồn nguồn gen, thực phẩm và dược liệu

Tình trạng: Chưa có điều tra cụ thể nhưng là loài hiếm ở nước ta. Chưa có tên trong sách đỏ Việt Nam

7.3.4.3. Họ vƣợn (Hylobatidae)

Gồm các loài linh trưởng thích nghi đặc biệt với đời sống trên cây. Tay dài hơn chân, không có đuôi, không có túi má, chai mông nhỏ. Vận động và đi lại trên cây chủ yếu bằng tay. Trên mặt đất chúng đi lại bằng hia chân, hai tay giữ thăng bằng.

Bộ răng 2.1.2.3/2.1.2.3 = 32 chiếc và thích nghi với chế độ ăn tạp

- Vượn đen tuyền (Hylobates concolor concolor)

Đặc điểm nhận biết

Vượn đen nặng 6-10kg, dài thân 530-600mm. Tay dài hơn chân. Không có đuôi. Con đực có bộ lông đen tuyền, con cái màu vàng da bò. Chỏm đầu đen và vệt đen kéo dài đến gáy. Vùng bụng đen xám.

Sinh thái và tập tính

Sống đàn theo từng gia đình 2-4 con gồm các thế hệ bố, mẹ, con cái các lứa tuổi. TÌnh cảm gia

đình gắn bó.

Mỗi đàn có vùng hoạt động riêng và tương đối ổn định nếu không bị tác động từ bên ngoài. Sinh hoạt chủ yếu trên cây. Khi di chuyển vượn dùng hai chân đạp, đẩy người đu ra xa và hai tay bám lấy cành mới. Khi uống nước vượn ra các cành là trên mặt sông hồ, móc chân vào cành, đu người xuống và lấy tay vục nước đưa vào miệng. Cành cao hai con nối nhau đu xuống. Vượn không biết bơi

Kiếm ăn ngày. Thường cất tiếng kêu trước khi đi ăn Ăn chồi non, hoa quả cây rừng, trứng chim, chim non.

Phân bố

Chỉ gặp ở các vùng rừng nằm giữa sông Hồng và Sông Đà.

Giá trị sử dụng

94

Tình trạng

Rất hiếm hiện nay, có thể chỉ còn dưới 200 cá thể.Mức đe doạ E, cấm săn bắn

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)