Công (Pavo munticus)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 44 - 46)

45

Đặc điểm nhận biết

Công là loài lớn nhất bộ Gà, dài cánh 445- 500mm. Con đực có mào lông đen ánh xanh. Vùng ngực, cổ màu lục óng ánh. Lông bao cánh và lông cánh đen nâu nhạt. Lông bao đuôi dài ra thành lông trang hoàng màu lục ánh đồng.

Trên mỗi lông đuôi có một sao tròn xanh thẫm ở giữa, bao quanh là bốn vòng: lục xanh, đỏ đông, vàng và nâu.

Chim mái gần giống chim đực nhưng không có mào đâu, không có lông trang hoàng và lông đuôi ngắn viền nâu.

Mắt nâu thẫm, mỏ xám sừng, chân xám Chim đực và chim mái đều có cựa

Sinh thái và tập tính

Công sống ở rừng, thích hợp với rừng thưa xen nhiều vạt cỏ, không sống trong rừng rậm, nơi có thảm cỏ tươi dày. Định cư ở độ cao 1000m. Sống đơn hoặc đôi. Kiếm ăn ngày hai buổi sớm và chiều. Trưa hay bay lên cây thấp nghỉ

Công ăn hạt cỏ dại, cây lương thực, các loài côn trùng, nhái, cóc, nghoé nhỏ

Mùa sinh sản của công bắt đầu vào tháng 4. Đầu mùa sinh sản Công tập trung khoe mẽ (Công múa). Tổ làm trong hố đất nhỏ dưới lùm cây bụi, đường kính tổ 200- 220mm, sâu 40-50mm. Mỗi lứa đẻ 5-6 trứng, ấp 27-30 ngày

Công non sau 1 năm mới có thể sống độc lập. Con đực sau 3 năm tuổi có đủ lông của con trưởng thành.

Phân bố

Ở nước ta trước đây Công phân bố rộng. Hiện nay chỉ còn phân bố ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Giá trị sử dụng

Công là chim cảnh đẹp, quý, hiếm, có giá trị thương mại

Tình trạng

46

Công nhanh thích nghi với điều kiện sống và thức ăn nuôi nhốt chuồng. Vườn thú Hà Nội và nhiều gia đình ở Đắc Lắc, Gia lai đã nuôi thành công Công

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)