Gà rừng (Gallus gallus)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 51 - 52)

Đặc điểm nhận biết

Chim lớn, dài cánh 200-250mm, nặng 1-1,5kg. Chim đực có lông đầu, cổ màu đỏ da cam. Lưng và cánh đỏ thẫm. Ngực, bụng và đuôi đen

Chim mái nhỏ thua chim đực và toàn thân màu nâu xỉn

Mắt nâu hay vàng cam. Mỏ nâu sừng hoặc xám chì. Mào thịt đỏ. Chân xám nhạt.

Sinh thái và tập tính

Gà rừng sống định cư và có trong nhiều kiểu rừng. Sinh cảnh thích hợp là rừng thứ sinh gần nương rẫy hay rừng gỗ pha giang, nứa

Sống đàn, hoạt động vào hai thời điểm trong ngày: sáng sớm và xế chiều. Buổi tối gà tìm đến những cây cao dưới 5m có tán lớn để ngủ. Gà thích ngủ trong các bụi giang, nứa có nhiều cây đổ ngang.

Gà rừng ăn các loại quả mềm (đa, si…) hạt cỏ dại, hạt cây lương thực, các loài động vật nhỏ

Mùa sinh sản của Gà rừng bắt đầu từ tháng 3. Vào thời kì này gà trống gáy nhiều lúc sáng sớm và hoàng hôn. Một con đực đi với nhiều con mái.Tổ làm đơn giản, trong lùm cây bụi. Mỗi lứa đẻ 5-10 trứng, ấp 21 ngày. Con non nở ra khoẻ

Phân bố

Ở nước ta Gà rừng có ở khắp các tỉnh từ miền núi tới trung du

Giá trị sử dụng

Gà rừng là chim săn bắn và cho thịt

Tình trạng

Số lượng gà rừng ở nước ta còn tương đối nhiều

6.3.4. Bộ sếu (Gruiformes)

Gồm các loài chim có kích thước rât khác nhau. Chân thường cao, có 4 hoặc 3 ngón. Ngón cái thường nhỏ và nằm trên cao. Cánh tròn, ngắn, bay kém. Sống ở các bãi cỏ nhiều cây bụi, các đầm lầy, ao hồ nhiều cây thuỷ sinh

52

Nước ta có 21 loài nằm trong 5 họ: Cun cút, Sếu, Gà nước, Ô tác, Chân bơi.

* Họ sếu (Gruidae)

Sếu là chim cỡ lớn, cổ dài và chân cao. Chân có 4 ngón, giữa ngón giữa và ngón ngoài có màng hẹp. Ngón cái nằm phía sau, nhỏ và cao. Cánh dài, rộng, có khả năng bay cao và xa. Sếu là chim đơn thê, nhiều đôi sống chung với nhau suốt đời. Thường đẻ 1-2 trứng. Chim non khoẻ. Ở nước ta có 3 loài

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)