Cạp nong (Bungarus fasciatus)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 27 - 28)

Đặc điểm nhận biết

Cạp nong dài khoảng 140cm và rất dễ nhận biết nhờ các khoanh đen xen kẽ các khoanh vàng. Có 17 hàng vẩy thân, 2 vẩy giữa mũi, 7 vẩy môi trên, 2 vẩy trước trán, 1 vẩy trước mắt, 1 vẩy thái dương trước, 2 vẩy thái dương sau, 1 vẩy đỉnh, không có vẩy má.

Sinh thái và tập tính.

Cạp nong sống ở vùng núi đất, trên các savan cây bụi, ven các nương rẫy, ven khe suối. Thường ở trong các hang chuột cũ, trong hốc cây, hẻm đá. Sống đơn, hoạt động ban đêm, kiếm ăn ven các khe suối, bên vũng nước, trên các bờ ruộng gần rừng. Không săn đuổi mồi mà thường chờ con mồi đi qua đớp lấy. Chúng có thói quen bò qua ánh lửa, thỉnh thoảng gặp bên đám than hồng người đi nương đốt. Cạp nong bơi giỏi.

Cạp nong ăn các loài rắn (Liu điu, rắn nước, rắn mòng, rắn rãi), nhái.

Mùa đẻ trứng của cạp nong từ tháng 4 đến tháng 5, mỗi lứa dẻ 8-12 quả. Trứng được con cái canh giữ.

Phân bố: Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Miến Điện, Malasia, Indonesia, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia. Cạp nong phân bố khắp các vùng ở nước ta.

Giá trị sử dụng: Cạp nong có giá trị dược liệu (nọc độc, ngâm rượu), da và thương mại.

Tình trạng: Sách đỏ Việt Nam đang xếp mức đang bị đe doạ (T). Cạp nong được nhiều nước nuôi . Có thể phát triển nghề nuôi rắn Cạp nong ở các đơn vị kinh tế.

28 Giống Bungarus ở nước ta còn có loài Cạp nia (Bungarus candidus) có 45-46 khoảng đen, xen 46-47 khoang trắng (còn gọi là rắn đen trắng)

Cạp nia cũng là loài rắn độc được nuôi để cung cấp dược liệu.

5.3.1.4. Họ rắn nƣớc (Colubrudae)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 27 - 28)