Chó sói vàng (Canis aureus)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 96 - 97)

Đặc điểm nhận biết

Nhỏ thua chó sói lửa, nặng 5-8kg, dài thân 600-750mm, dài đuôi 200-250mm. Màu nâu xám. Vùng vai có nhiều sợi lông đen. Khoảng 1/3 đuôi ngoài xám đen

Sinh thái và tập tính

Chó sói vàng thường sống trong các khu rừng ven nương rẫy, có thể fần các trang trại hay khu dân cư trong rừng. Sống đơn hoặc đôi, kiếm ăn đêm. Khác chó sói lửa, chó sói vàng khá bạo dạn, chúng có thể vào tận nơi ở trong rừng của con người khi họ đã đi ngủ để kiếm ăn

97

Thức ăn của chúng là thú nhỏ, chim, bò sát, ếch nhái

Phân bố: Mới chỉ gặp loài này ở Tây nguyên

Giá trị sử dụng: Cho thịt

Tình trạng: Loài thú hiếm ở Việt Nam. Cần bổ sung vào sách đỏ Việt Nam, cấm săn bắt

- Lửng chó (Nyctereutes procyonoides)

Đặc điểm nhận biết

Nặng 3-5kg, dài thân 540-610mm, đuôi 162-180mm. Đầu nhỏ, mõm ngắn và hơi nhọn. Chân ngắn, bộ lông dài và thô, màu vàng hung, mút lông xám. Đầu, mõm và bốn vó chân đen. Đuôi dài bằng 1/3 chiều dài thân. Lông đuôi rậm, màu xám

Sinh thái và tập tính

Lửng chó sống trên các savan, cây bụi, ven các nương rẫy, dọc theo các khe suối. Sống đơn, kiếm ăn từ chập tối đến nửa đêm trên các nương bãi, ven khe suối, bờ ruộng nước. Sinh hoạt thầm lặng và tỏ ra thận trọng

Lửng chó ăn giun đất, cào cào, châu chấu,ốc hến, nhái ngoé và một số củ, quả, hạt cây lương thực

Lửng chó sinh sản vào các tháng 4,5,6. Mang thai 60 ngày, mỗi lứa đẻ 3-4 con trong tổ tự làm ở các bụi cây rạm. Con non trưởng thành sinh dục sau 10 tháng

Phân bố: Ở phía Bắc nước ta

Giá trị sử dụng

Lửng chó có ích cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Thịt sử dụng làm thức ăn, da lông được một số nước sử dụng

Tình trạng

Hiện còn tương đối nhiều

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)