Thức ăn và sự thích nghi với chế độ ăn của chim

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 37 - 39)

- Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis)

6.2.2.Thức ăn và sự thích nghi với chế độ ăn của chim

Lớp chim (Aves) và chim rừng Việt Nam * Mục tiêu, yêu cầu

6.2.2.Thức ăn và sự thích nghi với chế độ ăn của chim

38

Chim có cường độ trao đổi chất rất mạnh nên nhu cầu thức ăn hàng ngày của chim rất lớn. Cu gáy, chim sẻ tiêu thụ một lượng thức ăn bằng 10-15% trọng lượng cơ thể trong một ngày; Di bạc má ăn một lượng thức ăn bằng một nửa trọng lượng cơ thể nó. Cho nên thức ăn có ảnh hưởng lớn đến phân bố, số lượng của các loài chim.

Dựa vào nguồn gốc, tỉ lệ thức ăn, người ta chia thành các nhóm chim - thức ăn và mỗi nhóm biểu hiện những đặc điểm thích nghi, đặc biệt là hình dạng mỏ và hình thức kiếm mồi:

Mỏ chim ăn tạp thường to, ngắn và khoẻ. Chim ăn thịt có mỏ khỏe, nửa trên dài, cong trùm nửa mỏ dưới, mép mỏ sắc và dưới mỏ nhọn. Ngoài mỏ, bọn chim ăn thịt còn có ngón chân to, khỏe, vuốt lớn, dài cong sắc để giữ mồi, mắt rất tinh. Chim ăn xác chết ngoài những đặc điểm chung của chim ăn thịt chúng còn có mỏ lớn, dài, đầu cổ trụi lông thuận tiện cho việc chui rúc trong xác chết.

Chim ăn côn trùng gồm nhiều loài, hình dáng mỏ rất khác nhau và phụ thuộc vào phương thức bắt mồi. Mỏ khoẻ và chắc như Gõ kiến, Cú muỗi; yếu và ngắn như : Chim chích, Chim sâu, Chim khuyên.

Chim ăn quả mềm thường có mỏ to khoẻ, mép mỏ có răng cưa lớn; chim ăn hạt mỏ ngắn, hình nón, khỏe

Một số loài thích nghi và chuyên hoá với chế độ thức ăn phấn, mật hoa như Hút mật đỏ, Bắp chuối có mỏ dài, mảnh và hơi cong. Vịt, Mòng kết kiếm ăn dưới nước có cấu trúc mỏ rất đặc trưng.

39

Thức ăn của chim còn thay đổi theo tuổi (Sẻ non ăn sâu, sẻ trưởng thành ăn hạt), theo mùa và phụ thuộc vào sự giàu nghèo thức ăn trong vùng

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 37 - 39)