Vượn siki (Hylobates leucogenys siki)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 94 - 95)

Là phân loài thứ 2 của vượn má trắng. Về cơ bản, đặc điểm ngoài của vượn Siki giống vượn má trắng. Điểm khác ở con đực là đám lông trắng ở má mọc hướng lên phía trên, nhỏ và chỉ cao bằng nửa vành tai. Con cái màu vàng nhạt, điểm đen trên đỉnh đầu không rõ hoặc rất nhỏ

Các đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính gần giống vượn má trắng

Vùng phân bố từ Nam sông Lam đến hết Thừa Thiên Huế

Loài hiếm, chưa có tên trong sách đỏ Việt Nam, đã cấm săn bắt

95

Đặc điểm nhận biết

Hình dáng và kích cỡ bằng vượn Siki. Con đực có bộ lông đen. Hai má có đám lông màu vàng cam nhỏ. Con cái màu vàng nhạt, đỉnh đầu có đám lông đen nhỏ

Sinh thái và tập tính

Giống Siki

Phân bố

Từ Nam dãy Bạch Mã vào Sông Bé

Giá trị sử dụng

Vượn má hung là loài đặc hữu của Việt Nam và Campuchia

Tình trạng

Hiếm, chưa có tên trong sách đỏ Việt Nam. Cắm săn bắt

7.3.5. Bộ ăn thịt (Canivora)

Gồm các loài thú có hình dáng, kích thước và trọng lượng khác nhau. Đa số loài sống trên mặt đất, nhiều loài có khả năng leo trèo, ít loài thích nghi sống nửa nước nửa cạn. Đặc điểm nổi bật là bộ răng thể hiện sự chuyên hoá với chế độ ăn thịt. Dạ dày một ngăn, ruột ngắn. Não bộ phát triển, nhiều khe rãnh và nếp nhăn

Bộ ăn thịt nước ta có 37 loài xếp trong 6 họ.

7.3.5.1. Họ chó (Canidae)

Gồm các loài thú ăn thịt nguyên thuỷ. Mặt và mõm dài. Đuôi dài chấm đất khi con vật đứng, lông đuôi xù. Chân cao. Chân trước 4 ngón hoặc 5 ngón, chân sau 4 ngón.

Bộ răng 3.1.4.2/3.1.4.3 = 42 chiếc. Ăn thịt hay ăn tạp

Ở nước ta có 4 loài

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 94 - 95)