Dương
Mua bảo hiểm là một biện pháp chuyển giao rủi ro được nhiều ngân hàng áp dụng, vừa tăng thu nhập của ngân hàng từ thu phí bảo hiểm, vừa hạn chế RRTD trong cho vay.
Tại VCB TBD, đối với khách hàng thế chấp tài sản là động sản như xe ô tô, chi nhánh quy định khách hàng bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản đối với tài sản đó với người thụ hưởng là ngân hàng. Giá trị bảo hiểm tối thiểu bằng 110% giá trị khoản vay. Chi nhánh kiểm soát việc mua bảo hiểm định kỳ của khách hàng bằng cách quy định hàng năm khách hàng phải cung cấp hợp đồng bảo hiểm xe ô tô đáp ứng những điều kiện về giá trị bảo hiểm, bên thụ hưởng là VCB thì chi nhánh mới cấp cho khách hàng giấy phép lưu hành xe. Bên cạnh đó, tùy vào số tiền vay, độ tuổi, công việc, mức thu nhập,.... mà chi nhánh quy định khách hàng phải mua thêm bảo hiểm khoản vay hoặc bảo hiểm nhân thọ. Hiện nay, những đối tượng sau bắt buộc mua bảo hiểm theo quy định của VCB TBD: khách hàng bảo đảm tài sản bằng động sản, những tài sản có tính thanh khoản trung bình, hay bảo đảm bằng tài sản của bên thứ 3; những khách hàng làm những cơng việc có độ rủi ro cao như lái xe, những công việc thường xuyên đi công tác, di chuyển nhiều, làm việc trong môi trường độc hại.... Ngoài ra, chi nhánh ln khuyến khích những khách hàng không nằm trong đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm của VCB.
Việc bắt buộc và khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm tài sản đã chuyển giao rủi ro cho công ty bảo hiểm khi rủi ro xảy ra nằm trong những trường hợp được bảo hiểm. Một ví dụ điển hình xảy ra tại chi nhánh trong năm 2018 là một khách hàng vay vốn mua xe ô tô tại chi nhánh và thế chấp bằng chính chiếc xe đó, khơng may trong một lần lái xe từ Vũng Tàu vào Bình Dương, chiếc xe đã gặp tai nạn và khách hàng bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, mất khả năng lao động và chiếc xe bị hư hỏng nghiêm trọng. Trong trường hợp này, nguồn thu nhập và cả tài sản thế chấp đều không cịn, nhưng vì khách hàng đã tham gia bảo hiểm khoản vay từ trước nên công ty bảo hiểm đã chi trả toàn bộ khoản vay cho ngân hàng và chi nhánh gần như khơng bị tổn thất gì.
Nhìn chung, thời gian gần đây, số lượng khách hàng tham gia các loại bảo
hiểm tại chi nhánh tăng lên đáng kể, điều này đồng nghĩa với nhiều khoản vay đã được chuyển giao một phần rủi ro cho công ty bảo hiểm, hạn chế tổn thất cho chi nhánh. Tuy nhiên, việc mua bảo hiểm tại chi nhánh chưa có quy định bắt buộc đối với tất cả khách hàng vay vốn, dẫn đến việc số lượng và đối tượng khách hàng mua bảo hiểm còn hạn chế, đồng thời, phí bảo hiểm khoản vay đóng một lần tại thời điểm giải ngân còn khá cao, nhiều món vay giá trị lớn phí bảo hiểm cho toàn bộ khoản vay nhiều khi lên đến vài chục triệu thậm chí hàng trăm triệu, nên các khách hàng không nằm trong đối tượng bắt buộc mua bảo hiểm thì thường sẽ khó thuyết phục tham gia. Bên cạnh đó, các sản phàm bảo hiểm nhân thọ phi tín dụng của FWD còn chưa đa dạng, chủ yếu bán kèm với các sản phàm vay của VCB nên quyền lợi dành cho khách hàng còn khá ít. Ngồi ra, CBTĐ đôi khi chưa theo dõi việc đóng phí thường niên cũng như cung cấp hợp đồng bảo hiểm tài sản định kỳ của khách hàng chặt chẽ, nhiều bảo hiểm tài sản hết hạn mà CBTĐ quên nhắc khách hàng trong việc mua bảo hiểm của các công ty liên kết với VCB dẫn đến khách hàng tự tham gia bảo hiểm tại các công ty khác và không để ngân hàng là người thụ hưởng. Một hạn chế khác là ngân hàng chỉ yêu cầu khách hàng bắt buộc mua bảo hiểm tài sản đối với động sản như xe ô tơ, cịn các tài sản khác như nhà ở thì chi nhánh hiện vẫn chưa bắt buộc mua bảo hiểm.
e. Các biện pháp phân tán rủi ro tín dụng trong cho vay mua bất độngsản tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tân Bình