b. về khó khăn
3.2.2. Tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn tự có của kháchhàng trước vốn vay
vốn vay
Theo chính sách vay vốn hiện hành của VCB, khách hàng vay phục vụ mục đích mua BĐS tại VCB có thể được tài trợ 100% nhu cầu vốn nếu khách hàng thế chấp tài sản hiện có của khách hàng, không phải là tài sản bù đắp trong trường hợp vay bù đắp tài chính; trường hợp khách hàng sử dụng tài sản liên quan đến mục đích vay vốn làm tài sản thế chấp thì ngân hàng chỉ tài trợ tối đa 70% nhu cầu, số tiền còn lại khách hàng phải sử dụng vốn tự có. Tuy nhiên, việc tài trợ lên đến 100% nhu cầu vốn của khách hàng như vậy là khá rủi ro, vì như đã phân tích trong chương 2, sử dụng vốn tự có là cách để ngân hàng kiểm tra mục đích sử dụng vốn trước cho vay và là yếu tố quan trọng để ràng buộc trách nhiệ m khách hàng với phương án sử dụng vốn. Vì vậy, ngân hàng cần phải quy định một tỷ lệ vốn tự có
hàng phải sử dụng vốn tự có trước sau đó mới đến vốn vay và CBTĐ phải kiểm tra việc sử dụng vốn tự có của khách hàng một cách chặt chẽ để hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn vay để phục vụ cho các mục đích khác:
khi khách hàng chưa khởi công xây dựng. Trường hợp thanh tốn tiền thi cơng theo tiến độ, vốn vay sẽ không được sử dụng để thanh tốn tiền thi cơng các đợt đầu; mỗi lần giải ngân thêm vốn vay, cán bộ khách hàng phải đến tài sản để chụp hình tiến độ hồn thành của cơng trình trước khi giải ngân.
- Đối với khách hàng vay vốn để mua đất ở, nhà ở: ngay tại thời điểm đề nghị vay vốn, khách hàng phải cung cấp hợp đồng đặt cọc và sổ đỏ mua, CBTĐ dựa vào giá tài sản thỏa thuận trên hợp đồng đặt cọc và giá các tài sản tương tự đang được rao bán trên các trang web mua bán BĐS để xác định tương đối mức giá của tài sản mua, từ đó làm căn cứ để đưa ra mức cho vay tối đa. Trường hợp tài sản dùng để bảo đảm cho khoản vay chính là tài sản mua thì cán bộ khách hàng căn cứ số tiền vay tối đa dựa trên giá định giá của công ty thấm định và chỉ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản theo quy định về TSBĐ của VCB.
- Đối với khách hàng vay vốn để bù đắp tài chính: Vì hồ sơ giải ngân trong trường hợp khách hàng vay vốn để bù đắp tài chính khá đơn giản, khách hàng chỉ cần cung cấp giấy tờ thể hiện số tiền khách hàng đã thanh toán cho bên bán và giấy mượn tiền làm cơ sở giải ngân nên để hạn chế trường hợp khách hàng sử dụng tài sản này để cùng một lúc vay bù đắp tại nhiều ngân hàng hoặc khách hàng bán tài sản trong lúc đang vay bù đắp tài chính tại VCB và sử dụng vốn vào các mục đích khác với mục đích vay vốn ban đầu thì ngân hàng nên quy định sử dụng chính tài sản bù đắp làm tài sản thế chấp. Như vậy, ngân hàng vừa hạn chế được các trường hợp chiếm dụng vốn ngân hàng sử dụng sai mục đích vừa có cơ sở xác định mức cho vay phù hợp với nhu cầu vốn thật sự của khách hàng, kiểm soát việc sử dụng vốn tự có của khách hàng.
phải tham gia bảo hiểm. Trong khi đó rủi ro có thể xảy đến với bất kỳ đối tượng vàtài sản nào, gây thiệt hại cho chi nhánh nếu khơng được bảo hiểm.
Do đó, để bảo vệ lợi ích và hạn chế thiệt hại khi xảy ra rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng, chi nhánh cần có quy định cụ thể về việc bắt buộc tham gia bảo hiểm đối với tất cả đối tượng vay vốn, đồng thời cán bộ bán hàng trong quá trình tư vấn bên cạnh việc yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm như một điều kiện ràng buộc khi vay sẽ làm khách hàng khó chịu và cảm giác như mình bị mất tiền thì nên tư vấn thêm cho khách hàng về những lợi ích khi tham gia bảo hiểm và nên tư vấn loại bảo hiểm nào phù hợp nhất với khách hàng để khác hàng cảm thấy hài lịng khi tham gia bảo hiểm.
Ngồi ra, nhằm khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm, chi nhánh nên có những biện pháp hỗ trợ phí bảo hiểm cho khách hàng chẳng hạn giảm lãi suất vay vốn, giảm phí trả nợ trước hạn,........