Cập nhật hệ thống chấm điểm xếp hạng tíndụng nội bộ

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN BÌNH DƯƠNG (Trang 136 - 140)

từ các trường hợp mặc định sẵn trên hệ thống, chưa có những đặc điểm riêng của khách hàng. Đối với phần thông tin phi tài chính, hệ thống chỉ mới chấm điểm dựa trên thông tin của khách hàng vay, chưa thể hiện thông tin của người đồng trả nợ là vợ, chồng của khách hàng mặc dù hợp đồng tín dụng thể hiện khách hàng vay bao gồm cả vợ chồng của khách hàng, đồng thời hệ thống cũng chưa đánh giá công việccủa khách hàng hiện tại thuộc ngành nghề gì, mức độ rủi ro của công việc. Đối với thông tin tài chính, tương tự như thông tin phi tài chính, hệ thống chỉ yêu cầu nhập mức thu nhập bình quân của khách hàng vay chứ chưa đánh giá thu nhập của người đồng trả nợ. Bên cạnh đó, hệ thống chưa đề cập đến các thông tin về tài sản thế chấp, giá trị khoản vay, thời gian vay và mục đích vay. Do đó, hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ nên được nâng cấp, đưa thêm các thông tin đầu vào, cụ thể:

- Thông tin về người đồng trả nợ: trên hệ thống xếp hạng tín dụng hiện giờ chỉ yêu cầu các thông tin của khách hàng vay, khơng có các thơng tin của người đồng trả nợ hay vợ/chồng khách hàng vay, trong khi một số trường hợp, nguồn trả nợ chính là từ thu nhập của người đồng trả nợ.

- Thông tin về tài sản bảo đảm: Tài sản bảo đảm rất quan trọng trong việc đánh giá khách hàng có được cấp tín dụng hay khơng và xác định hạn mức vay vốn của khách hàng. Tuy nhiên, hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng hiện tại vẫn chưa có thơng tin về TSBĐ, do đó việc chấm điểm khách hàng vẫn chưa được toàn diện. Tối thiểu, hệ thống phải đánh giá khách hàng dựa trên các thông tin về chủ sở hữu tài sản là khách hàng vay hay của bên thứ 3, vị trí và giá trị tài sản.

- Thơng tin về dư nợ hiện tại của khách hàng và khoản vay đề xuất lần này: Căn cứ vào số tiền vay đề xuất và dư nợ hiện tại của khách hàng, hệ thống có thể tính được với mức thu nhập hiện tại thì khách hàng có đủ khả năng thanh tốn cho các khoản vay hay không. Hệ thống chỉ mới dừng lại ở thơng tin về tình trạng nhóm nợ hiện tại của khách hàng, chưa yêu cầu cung cấp các thông tin về dư nợ hiện tại của khách hàng bao nhiêu và tại TCTD nào, giá trị khoản vay được đề nghị

đủ đảm bảo cho việc vay vốn và thanh toán nợ vay tại VCB không và việc xếp hạng tín dụng được chính xác hơn.

bộ và lãnh đạo.

Hiện nay, các khóa đào tạo tập trung chỉ được tổ chức cho các nhân viên mới hoặc các khóa học chuyên sâu với số lượng nhân viên tham gia là rất hạn chế. Ngoài ra, các buổi học qua cầu truyền hình chỉ được tổ chức khi có sự thay đổi về sản phàm hay quy trình cho vay với thời gian ngắn thường là một buổi làm việc. Do đó buổi học còn chưa được hiệu quả. VCB trụ sở chính cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo qua cầu truyền hình cho cán bộ và lãnh đạo vào các ngày cuối tuần để tất cả cán bộ đều được tham gia, mục đích nhằm trao đổi, cập nhật, hướng dẫn những điểm mới, những văn bản và quy định mới của nhà nước liên quan đến hoạt động tín dụng; học hỏi, trao đổi những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm giữa những cán bộ tín dụng tại các chi nhánh, giải đáp các vướng mắc, khó khăn tro ng công việc, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết..... Bên cạnh đó, trụ sở chính cần thường xun tổ chức các đợt kiểm tra

nghiệp vụ, các kì thi về cơng tác tín dụng để các cán bộ củng cố lại nghiệp vụ, kiến thức, nắm rõ quy trình và sản phàm, đồng thời các giải thưởng hấp dẫn từ các cuộc thi cũng tạo động lực và tiếp thêm tinh thần cho các cán bộ thi đua sơi nổi.

Bên cạnh đó, phịng chính sách sản phàm bán lẻ của VCB trụ sở chính cần chú trọng trong việc cập nhật các văn bản mới, những thay đổi của nhà nước, Chính phủ, NHNN và các đơn vị liên quan đến hoạt động tín dụng, và ban hành các văn bản liên quan để chỉ đạo điều chỉnh kịp thời với sự thay đổi của nhà nước. Các văn bản này cần được cập nhật kịp thời, có hệ thống trên đường dẫn công văn chung của toàn Ngân hàng.

Mặt khác, hiện nay, các chiêu trò lừa đảo của tội phạm ngày càng tinh vi, các giấy tờ giả, hồ sơ giả, chữ ký cũng như con dấu được làm giả rất nhiều mà mặt thường khó phát hiện được. Do đó, VCB cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo cho cán bộ và lãnh đạo làm cơng tác tín dụng nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, lường được những trường hợp gian lận đã xảy ra, cách nhận biết và phòng

buổi tọa đàm, trò chuyện cùng các chuyên gia, diễn giả để nâng cao đạo đức và tinh thần nhiệt huyết của cán bộ.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN BÌNH DƯƠNG (Trang 136 - 140)