MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠ

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN BÌNH DƯƠNG (Trang 133 - 136)

b. về khó khăn

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠ

các sản phàm dịch vụ của ngân hàng; CBTĐ sẽ là người thực hiện gần như tất cả các bước về thấm định và đề xuất cho vay, soạn thảo hồ sơ, giải ngân, kể cả kiểm tra sau cho vay... Với số lượng khách hàng và hồ sơ vay vốn mua BĐS tại VCB TBD thì khối lượng cơng việc của CBTĐ như vậy là quá tải. Thay vì trước đây, theo quy trình cũ, hai cán bộ tín dụng sẽ làm việc độc lập với nhau với chức năng và nhiệm vụ như nhau thì bây giờ CBTĐ sẽ đảm nhiệm việc thấm định và kiểm soát hồ sơ khách hàng của cả CBQHKH trước đây, nhất là trong khoảng thời gian đầu năm 2020, khi tình hình BĐS tại thành phố Dĩ An và Thành Phố Thuận An sau khi có quyết định chuyển đổi sang thành phố trực thuộc tỉnh thì các BĐS tại đây hầu như lên đỉnh điểm, các CBTĐ chịu áp lực rất lớn khi vừa phải thấm định khách hàng chặt chẽ vừa phải đảm bảo thời gian giải ngân vốn vay cho khách hàng. Do đó, nhằm nâng cao chất lượng thấm định tín dụng, quy trình tín dụng cần được sửa đổi, tách biệt chức năng và trách nhiệm giữa CBTĐ và cán bộ hỗ trợ. Theo đó, việc tìm kiếm và tư vấn khách hàng sẽ do CBQHKH đảm nhiệm, CBTĐ sẽ phụ trách việc đánh giá, thấm định khách hàng và lập đề xuất và báo cáo thấm định khách hàng, còn lại việc soạn hợp đồng tín dụng, thực hiện công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ do cán bộ hỗ trợ phụ trách. Như vậy, CBTĐ sẽ tập trung thấm định khách hàng tốt hơn, hạn chế được nhiều trường hợp rủi do bất cấn, đồng thời việc tách biệt rõ ràng phân công phân nhiệm giữa các bộ phận sẽ chun mơn hóa nhân sự, tổ chức cán bộ theo đúng thế mạnh, chuyên môn của từng người, nâng cao chất lượng cho vay. Theo đó, cán bộ cơng tác tín dụng sẽ được chia thành ba chức danh tương ứng với ba nhiệm vụ khác nhau:

- CBQHKH: như tên chức danh, cán bộ này sẽ có nhiệm vụ chính là bán hàng. CBQHKH sẽ trực tiếp tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng, tư vấn và tiếp nhận hồ sơ vay vốn, bán các sản phấm dịch vụ của VCB, chăm sóc khách hàng, là người chịu trách nhiệm chính về các chỉ tiêu kinh doanh của phịng.

sẽ chuyển nhu cầu và hồ sơ sang cho CBTĐ để tiến hành các bước thấm định tiếp theo. CBTĐ sẽ kiểm tra và thấm định hồ sơ độc lập, không bị phụ thuộc vào cán bộ bán hàng, khơng chịu chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mà sẽ chịu chỉ tiêu về chất lượng nợ để việc thấm định được khách quan, chặt chẽ hơn.

- Cán bộ hỗ trợ: bộ phận này sẽ có chức năng hỗ trợ cho cán bộ thấm định trong việc soạn hồ sơ vay vốn dựa trên đề xuất và báo cáo thấm định cấp tín dụng của CBTĐ, công chứng hồ sơ thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm.

Bên cạnh đó, việc thực hiện giám sát khoản vay, thu hồi nợ và kiểm tra sau giải ngân nên được thực hiện và đôn đốc bởi cán bộ quản lý nợ thay vì CBTĐ như hiện nay. Thực tế, chức năng chính của bộ phận quản lý nợ tại chi nhánh là lưu trữ hồ sơ vay vốn, tạo tài khoản vay. Vì khi giải ngân vốn vay, toàn bộ hồ sơ vay mua BĐS sẽ được bàn giao cho cán bộ phòng quản lý nợ theo dõi và lưu trữ, tại lúc này, cán bộ quản lý nợ sẽ là người chịu trách nhiệm chính quản lý hồ sơ vay vốn về tính đầy đủ và hợp lý. Do đó, việc kiểm tra định kỳ sau giải ngân nên được thực hiện bởi cán bộ quản lý nợ hoặc cán bộ quản lý nợ phối hợp với cán bộ thấm định. Đồng thời, các cán bộ quản lý nợ với chức năng có thể truy cập vào vào các hệ thống để kết xuất dữ liệu thì sẽ thuận tiện hơn cán bộ thấm định trong việc thực hiện giám sát khoản vay và thu hồi nợ, nhận diện và phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro cũng như đề xuất các phương án để xử lý, thu hồi nợ. Việc phân công bộ phận quản lý nợ làm chức năng chuyên trách như vậy sẽ giúp cơng tác kiểm sốt RRTD được chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN BÌNH DƯƠNG (Trang 133 - 136)