Nhận xét, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tíndụng trong cho vay mua bất động sản tại VCB Chi nhánh Tân Bình Dương

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN BÌNH DƯƠNG (Trang 97 - 102)

e. Các biện pháp phân tán rủi ro tíndụng trong cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Tân Bình

2.2.3. Nhận xét, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tíndụng trong cho vay mua bất động sản tại VCB Chi nhánh Tân Bình Dương

- Chiến lược kinh doanh: Tầm nhìn đến năm 2025, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam và làmột trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á, một trong 300 tập đồn tài chính lớn nhất thế giới. Hiện nay, ban lãnh đạo của VCB rất chú trọng đến mảng bán lẻ theo phương châm “Vốn rẻ, bán lẻ, bán buôn” và định hướng đưa bán lẻ trở thành phân khúc thị trường trọng yếu của ngân hàng trong những năm tới khi mà thị trường bán buôn đang gặp nhiều khó khăn. Nắm bắt được tình hình của ban lãnh đạo VCB, chi nhánh đang nằm tại khu vực tỉnh Bình Dương đang là khu vực tập trung khá nhiều khu, cụm công nghiệp như KCN Sóng Thần 1, KCN Vsip 1, KCN Visip 2,... thu hút khá nhiều dân cư tập trung về đây sinh sống, làm việc nên nhu cầu vay mua bất động sản dùng để ở tại đây là khá cao và hiện tại chi nhánh đã thực hiện khá tốt các chủ trương của trung ương đã đưa ra. Trong các năm tới, khi tình hình dịch bệnh Covid - 19 đã được kiểm soát tốt thì nhu cầu vay mua bất động sản dùng để ở tại Bình Dương sẽ có xu hướng tăng cao nên công tác quản trị RRTD đối với hoạt động cho vay mua bất động sản cần được kiểm soát chặt chẽ hơn để tránh các rủi ro cho ngân hàng.

- Chính sách tín dụng: Hiện nay, VCB nói chung và VCB TBD nói riêng chỉ tập trung vào phân khúc khách hàng vay mua bất động sản mục đích dùng để ở và hạn chế hoặc từ chối khơng cấp tín dụng đối với vay mua bất động sản mục đích dùng để đầu tư hay kinh doanh. Để giám sát các khoản vay có sử dụng đúng mục đích dùng để ở hay khơng thì thường CBTĐ sẽ kiểm tra các hồ sơ thu nhập thực tế, tài sản tích lũy và đặc biệt là nguồn thu nhập từ việc đầu tư hay kinh doanh trên bất động sản mua sẽ khơng được tính vào hệ số trả nợ của ngân hàng. Nếu tính nguồn thu nhập từ việc đầu tư hay kinh doanh trên bất động sản mua để đạt hệ số trả nợ từ 60% - 70% theo quy định của VCB thì sẽ được ngân hàng áp dụng với mức lãi khơng ưu đãi hoặc từ chối khơng cấp tín dụng.

- Năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ và lãnh đạo: Nguồn nhân lực được quản trị theo thông lệ tốt nhất nhằm xây dựng, phát triển và duy trì đội ngũ cán bộ chất lượng cao, thực hiện mục tiêu của Vietcombank là Ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng cán bộ, nhân viên được kiểm sốt từ đầu vào với một chính sách tuyển dụng nghiêm túc, chuyên nghiệp;cán bộ, nhân viên được tuyển dụng phù hợp với vị trí công việc và công tác đào tạo được đấy mạnh nhằm nâng cao số lượng và chất lượng các khóa đào tạo cho cán bộ, nhân viên. Tại chi nhánh thì 100% cán bộ, lãnh đạo tại chi nhánh đều có bằng đại học trở lên và hơn 50% cán bộ, lãnh đạo tại chi nhánh đã có bằng thạc sĩ. Các cán bộ, lãnh đạo tại chi nhánh luôn tuân thủ và thực hiện đúng các quy trình, quy định của VCB và cơng tác đào tạo được đấy mạnh nhằm nâng cao số lượng và chất lượng các khóa đào tạo cho cán bộ, nhân viên.

- Công tác thơng tin: Có thể đánh giá quy trình hoạt động tín dụng tại một số NHTM nói chung và tại Vietcombank nói riêng chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tối thiểu để quản trị rủi ro. Chẳng hạn, chưa có sự phân tách chức năng rõ ràng giữa bộ phận giao dịch khách hàng (front office) với bộ phận thấm định lại, theo dõi khách hàng, xử lý giao dịch (back office). Tại hầu hết các ngân hàng, cán bộ tín dụng làm nhiệm vụ tiếp xúc với khách hàng cũng làm cả việc theo dõi sau cho vay và phân tích tình hình tài chính của khách hàng sau cho vay. Điều này làm mất tính khách quan, dễ dẫn đến móc ngoặc, lợi dụng giữa khách hàng và cán bộ tín dụng.

- Cơng nghệ của ngân hàng: Là một trong những ngân hàng tiên tiến nhất về công nghệ, Vietcombank vẫn sử dụng những hệ thống độc lập để quản lý các nghiệp vụ khác nhau. Tại Vietcombank, tiền gửi được quản lý bằng chương trình SAMIS, kế toán và cho vay quản lý trong chương trình MISAC... Từ năm 2005 đến nay, Vietcombank mới đầu tư một hệ thống ngân hàng cốt lõi gồm những cấu phần chủ yếu như: Tiền gửi, cho vay, sổ cái, tài trợ thương mại, ngân quỹ, thẻ., tuy nhiên trình độ sử dụng còn thấp, vẫn phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài cung cấp giải pháp.

- Năng lực tài chính của khách hàng: Bình Dương là tỉnh tập trung đơng cơng nhân viên có thu nhập thấp và không ổn định. Khi thấm định khoản vay, VCB

TBD luôn chú trọng xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định nhằm hạn chế tối đa rủi ro.

- Nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng: Thu nhập của người dân ngày tăng cao, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích người dân chitiêu, mua sắm cũng từ đó nhu cầu về cuộc sống tiện nghi của khách hàng càng tăng cao, họ có cái nhìn lạc quan về triển vọng phát triển, thu nhập của mình trong tương lai nên họ sẵn sàng chi tiêu mua sắm, nhu cầu vay mượn tiêu dùng khác nhau tại nhiều TCTD khác nhau đã làm vượt quá khả năng chi trả của chính họ. Cùng với đó, những năm gần đây lạm phát tăng, giá của các mặt hàng thiết yếu ngày càng tăng cũng đã tác động đến thu nhập của khách hàng, cùng với đó cịn có những biến động khơng lường trước được như tình hình sức khỏe, bệnh tật, mâu thuẫn gia đình, rủi ro đạo đức...ảnh hưởng đến thu nhập, khiến khách hàng không xoay sở kịp, không đảm bảo nguồn thu để trả nợ. VCB TBD định kỳ kiểm tra khoản vay của khách hàng, đánh giá lại nguồn thu nhập trả nợ, tư vấn và tháo gỡ những vướng mắc khó khắn của khách hàng nhằm tăng thêm uy tín của NH, dẫn đến việc thu hồi nợ gốc và lãi sẽ trở nên dễ dàng hơn.

- Môi trường kinh tế, chính trị: Thời gian qua, tín dụng bất động sản đã có một số thời điểm rơi vào cảnh "thăng trầm". Lý do là thị trường nhà đất bị “đóng băng”, nhiều dự án nhà ở “đứt gánh giữa đường”. Nguyên nhân này cộng với tỷ lệ cho vay luôn ở mức khá cao trong tổng dư nợ (chiếm 20%) nên khi xảy ra sự cố, tín dụng bất động sản gây ra rủi ro và nợ xấu cho ngân hàng.. .Tín dụng bất động sản vốn được đánh giá là nhiều rủi ro, dễ khiến hệ thống ngân hàng rơi vào nợ xấu, nhất là sau những tác động tiêu cực từ dịch Covid - 19. Tuy nhiên, như vậy khơng có nghĩa là ngân hàng hạn chế cho vay với lĩnh vực bất động sản, mà sẽ lựa chọn dự án hiệu quả, hướng dòng tiền vào nhu cầu thực của thị trường.

- Môi trường thông tin: Hiện tại, VCB nói riêng và các NHTM nói chung khai thác thơng tin tín dụng của khách hàng chủ yếu từ thông tin CIC của NHNN nên thường có độ trễ và thơng tin thường khơng đủ để đáp ứng q trình khai thác thơng tin. Bên cạnh đó, các CBTĐ tại VCB luôn tận dụng các mối quan hệ nhằm xác minh về KH.

- Môi trường pháp lý: Tính đến thời điểm hiện nay, các văn bản pháp luật quy định các vấn đề có liên quan đến hoạt động CVTD như: Thơng tư 06/2000/TT - NHNN1 ngày 4/4/2000 trong chương VI mục 1 quy định: “Tổ chức tín dụng đượcphép lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản khi cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát hiển hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống đối với khách hàng vay” và quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc về “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”. Tuy nhiên, các văn bản đó chỉ đưa ra những quy định chung nhất, do đó từng ngân hàng, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh doanh của mình để đưa ra những quy định riêng dựa trên cơ sở những quy định chung đó. Trong nhiều năm qua, VCB TBD đã triển khai thực hiện và chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều cơ chế, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, địa phương và của Ngành.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN BÌNH DƯƠNG (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w