Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ chuyên viên

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN BÌNH DƯƠNG (Trang 125 - 129)

b. về khó khăn

3.2.1. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ chuyên viên

đội ngũ chuyên viên

Hiện nay, trong trường hợp định giá tài sản theo giá thị trường, chi nhánh còn phụ thuộc vào mức giá do công ty thấm định đề xuất, chưa có bộ phận có chun mơn để thấm định lại tài sản. Thực tế đã có nhiều trường hợp, công ty định giá đề xuất mức giá chênh lệch quá nhiều so với giá thị trường dẫn đến các tài sản khác không phải tài sản trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng công ty định giá không phát hiện ra; nhiều lúc để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng mà cán bộ đã yêu cầu công ty thấm định giá nâng giá trị tài sản vượt quá giá giao dịch trên thị trường, dẫn đến việc giá trị thực của tài sản thấp hơn giá trị khoản vay.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng thấm định tài sản, chi nhánh nên có một bộ phận chuyên môn về định giá và thấm định lại tài sản để thấm định lại mức giá công ty định giá đề xuất là hợp lý và tài sản được xác định đúng vị trí như các thông tin trong giấy chứng nhận, đồng thời bộ phận thấm định này không có chức năng thấm định hồ sơ vay để đảm bảo tính khách quan trong khâu thấm định giá. Bên cạnh đó, bộ phận thấm định tài sản của ngân hàng có thể thực hiện việc định giá tài sản định kỳ theo giá thị trường thay cho cán bộ tín dụng và cơng ty định giá.

sản mà giá trị được xác định theo phương pháp so sánh với giá thị trường thì việcđịnh giá lại rất mất thời gian, còn nếu thuê công ty định giá định giá định kỳ thì khơng phải khách hàng nào cũng chịu bỏ phí ra để chi trả phí định giá mỗi năm như vậy. Vì vậy, việc kiểm tra và định giá tài sản định kỳ còn chưa được chú trọng, tài sản gần như chỉ được định giá lại khi được chỉ định hoặc khi khách hàng có nhu cầu tiếp tục vay trên tài sản đó. Chi nhánh cần có bộ phận thấm định giá chuyên biệt để đảm nhiệm công tác kiểm tra và định giá tài sản định kỳ hàng năm, tiến hành kiểm tra thực tế tài sản định kỳ và đột xuất để cập nhật hiện trạng tài sản, phát hiện sớm những dấu hiệu rủi ro như tài sản bị hao mòn, hư hao, giảm sút giá trị tài sản để có những biện pháp xử lý kịp thời như giảm mức cấp tín dụng, ngưng giải ngân thêm, yêu cầu khách hàng thay đổi tài sản hoặc thêm TSBĐ bổ sung nếu TSBĐ hiện tại bị giảm sút giá trị mạnh do các yếu tố khách quan và từ phía khách hàng.

Không thể phủ nhận, đối với cơng tác tín dụng ngân hàng, đạo đức nghề nghiệp là yếu tố cơ bản, cốt lõi, quan trọng nhất. Nếu nghiệp vụ, chuyên môn yếu thì qua thời gian đào tạo, học hỏi có thể cải thiện được, nhưng nếu đạo đức khơng tốt thì rất khó sửa đổi và đây chính là nguy cơ tiềm ấn rủi ro cao nhất, gây ra những tổn thất nghiêm trọng nhất đối với ngân hàng. Tại thời điểm tuyển dụng, chi nhánh cần quan tâm đến đạo đức của cán bộ, sàng lọc chất lượng cán bộ đầu vào có năng lực và đạo đức tốt. Bên cạnh đó, chi nhánh cần thường xuyên áp dụng các biện pháp để theo dõi cán bộ sớm phát hiện các biểu hiện thối hóa về đạo đức, lối sống nhằm điều chỉnh kịp thời đồng thời tuyệt đối không sử dụng, bao che các cán bộ thiếu trung thực, khơng có đạo đức làm trong cơng tác tín dụng. Hiện nay, các sự kiện tổn thất lớn của ngân hàng lên đến hàng trăm tỷ phần lớn đều xuất phát từ nguyên nhân thối hóa đạo đức của cán bộ, điển hình như cán bộ ngân hàng làm giả hồ sơ TSBĐ chiếm đoạt vốn của ngân hàng lên đến hàng trăm tỷ; lợi dụng lòng tin của khách hàng để vay tiền, chiếm dụng tiền của khách hàng; tiếp tay với khách hàng làm giả hồ sơ vay vốn; cán bộ tín dụng giả mạo chữ ký của lãnh đạo và khách

Định kỳ hàng tháng, lãnh đạo chi nhánh sẽ phân chia ngẫu nhiên các cán bộ kiểm tra hồ sơ khách hàng của nhau, theo quy tắc hai cán bộ sẽ không cùng đồng thời kiểm tra hồ sơ vay của nhau mà sẽ giao cho cán bộ khác kiểm tra hồ sơ của cán bộ còn lại. Mục đích của việc này là để kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên môn, việ c tuân thủ quy trình, quy định của cán bộ; tình hình kiểm tra, đánh giá khách hàng của cán bộ. Quan trọng hơn là để phát hiện ra những sai phạm trong quá trình thấm định và tác nghiệp hồ sơ của cán bộ tín dụng, hạn chế tối đa tình trạng cán bộ làm khống hồ sơ vay vốn cho khách hàng, phát hiện sớm những rủi ro đạo đức của cán bộ. Kết quả trình ban lãnh đạo để có những chỉ định cụ thể cần thiết, và ban giám đốc sẽ kiểm tra ngẫu nhiên một số hồ sơ bất kỳ để đánh giá sự khách quan trong việc kiểm tra.

Yêu cầu nghỉ phép bắt buộc đột xuất đối với cán bộ và lãnh đạo làm công tác thấm định. Thời gian nghỉ phép sẽ không được thông báo trước mà sẽ có yêu cầu nghỉ phép đột xuất với thời gian nghỉ phép tối thiểu 05 ngày làm việc liên tiếp và sẽ có cán bộ khác nhận bàn giao công việc trong thời gian cán bộ đó nghỉ phép. Mục đích là để người nhận bàn giao công việc trong thời gian cán bộ nghỉ phép sẽ tiếp nhận những cơng việc cịn dang dở của cán bộ đó, rà sốt lại hồ sơ để phát hiện những sai phạm và gian dối trong quá trình thấm định, làm hồ sơ của cán bộ nghỉ phép. Quy tắc quan trọng của biện pháp này là cán bộ được yêu cầu nghỉ phép sẽ không biết trước về thời gian nghỉ mà sẽ được yêu cầu nghỉ đột xuất để cán bộ đó khơng có thời gian chuấn bị và che dấu những hồ sơ sai phạm.

công tác, đảm nhiệm công việc tại một phòng trong thời gian rất dài, một số trường hợp lên đến 10 năm đến 15 năm. Việc để một CBTĐ hay lãnh đạo cơng tác tại phịng khách hàng bán lẻ hay một phòng giao dịch trong thời gian quá dài sẽ dễ dẫn đến rủi ro. Cần luân chuyển cán bộ tín dụng định kỳ 03 năm/lần để cán bộ khác lêntiếp quản công việc, nhận bàn giao hồ sơ tín dụng sẽ phát hiện ra những sai sót của cán bộ điều chuyển, phát hiện sớm những dấu hiệu về rủi ro đạo đức, gian lận để ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời.

Theo dõi những biểu hiện bất thường và lối sống của cán bộ: cán bộ hay vay mượn tiền của đồng nghiệp; có thói quen cờ bạc, cá độ; cán bộ có mức sống và nhu cầu chi tiêu cao hơn thu nhập bình quân; .... Những biểu hiện về lối sống thể hiện rất rõ đạo đức và nguy cơ thối hóa đạo đức của cán bộ, khi mức sống và các nhu cầu tiêu dùng cá nhân của cán bộ cao hơn thu nhập thì trong những tình huống cấp thiết, các cán bộ này có thể tìm đến những cách thức lừa đảo ngân hàng nhằm chiếm đoạt vốn ngân hàng để phục vụ cho các mục đích chi tiêu cá nhân, nguy hiểm hơn là sử dụng cho các mục đích bất hợp pháp như cờ bạc, cá độ,...

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN BÌNH DƯƠNG (Trang 125 - 129)