2 Tỉ lệ nợ xấu/ dư nợ cho vay mua
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tíndụng trong cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- Chi nhánh Tân Bình Dương
- Thứ nhất, Đa dạng hóa về đối tượng vay vốn chưa được thực hiện tốt,
Chưa chú trọng đến đặc điểm của khách hàng theo từng thời kỳ kinh tế
Cho vay mua BĐS có xu hướng tặng nhẹ và chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu tổng dư nợ. Khách hàng vay mua BĐS đa số vay vốn trung dài hạn do đó một số khách hàng gặp bất ổn về gia đình, có thể do một số nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh dẫn đến việc phân tán rủi ro của chi nhánh vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện.
Nguyên nhân: Theo bảng 2.1 và bảng 2.4 cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ và dư nợ cho vay KHCN năm 2020/2019 giảm so với tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ và dư nợ cho vay KHCN năm 2019/2018 do nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid - 19 ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng trả nợ của khách hàng có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, do áp lực hoàn thành kế hoạch nên chưa chú trọng trong công tác sàn lọc khách hàng. Đồng thời, trong những năm gần đây môi trường kinh tế có nhiều biến động gây biến động khơng lường trướcđược ảnh hưởng đến thu nhập, tuy nhiên khi tiến hành công tác thấm định ngân hàng vẫn chưa chú ý đến vấn đề này.
- Thứ hai, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại VCB cịn khá đơn giản.
Các thông tin đầu vào trên hệ thống tín dụng nội bộ chỉ yêu cầu những thông tin về mức thu nhập, số người phụ thuộc, khách hàng hoạt động trong lĩnh vực gì và tình trạng nợ hiện tại. Các thông tin này chưa chưa phản ánh đầy đủ tình trạng của khách hàng, chưa đủ để đưa ra kết quả chính xác về khách hàng vay cũng như khả năng trả nợ của khách hàng dẫn đến việc ra quyết định cịn thiếu chính xác.
Nguyên nhân: Thời gian vừa qua, ban Đề án công nghệ của VCB Trụ sở chính cũng nhận được nhiều phản hồi về việc nâng cấp hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của VCB. Nhưng việc xây dựng hệ thống chấm điểm mới đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí nên vẫn chưa thể thay đoi ngay được. Hiện nay, VCB đang trong quá trình chuyển đổi hệ thống dữ liệu nguồn và dự kiến sau khi hệ thống này đi vào hoạt động on định thì hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ mới được xây dựng lại.
- Thứ ba, kiểm sốt sau cho vay cịn chưa được chú trọng đúng mức.
Trong cho vay mua BĐS, CBTĐ chủ yếu quan tâm đến việc kiểm soát trước và trong cho vay, còn kiểm soát sau cho vay chưa được chú trọng, chưa kiểm tra định kỳ theo đúng quy định; trong nhiều trường hợp, việc kiểm tra sau cho vay còn mang yếu tố thủ tục, hình thức, chỉ dựa trên giấy tờ, không được kiểm tra thực tế. Việc kiểm tra sau cho vay gần như chỉ được thực hiện định kỳ đối với các khoản vay có giá trị lớn, các khoản vay có vấn đề hay có dấu hiệu rủi ro cao; còn những khoản vay có giá trị thấp không nằm trong đối tượng thanh tra, việc thanh toán nợ
được thực hiện đều đặn, thường xuyên, đúng thời hạn thì việc kiểm tra sau gần như chưa được quan tâm.
Nguyên nhân: Trước áp lực công việc ngày càng nhiều, CBTĐ buộc phải ưu tiên cho việc phát triển khách hàng mới trước và gần như khơng có thời gian để kiểm tra định kỳ sau cho vay. Do đó, việc kiểm tra sau cho vay được thực hiện một cách sơ sài, mang tính đối phó, chưa đánh giá đúng được thực trạng của kháchhàng. Bên cạnh đó, các khoản vay mua BĐS sẽ được các đội kiểm soát nội bộ của chi nhánh, của khu vực, của trụ sở chính và thanh tra của nhà nước kiểm tra định kỳ hàng năm, tuy nhiên, chỉ những món vay có giá trị lớn, thường là trên 2 tỷ và những khoản vay có vấn đề mới được ưu tiên kiểm tra, còn những khoản vay có giá trị nhỏ hơn thì khơng được kiểm tra đến, hoặc chỉ được kiểm tra theo xác suất, ngẫu nhiên một vài hồ sơ.
- Thứ tư, việc định giá tài sản theo giá thị trường còn nhiều hạn chế, bị phụ thuộc vào mức giá công ty định giá đề xuất, kiểm tra định kỳ tài sản bảo đảm chưa được thực hiện thường xuyên.
Việc xác định giá tài sản theo giá thị trường bị phụ thuộc vào mức giá mà công ty định giá đưa ra, một vài trường hợp còn chưa sát với giá trị thật, nhiều tài sản do nằm trong khu vực đất sốt nóng nên đã được cơng ty định giá cao so với giá trị thực của tài sản, gây rủi ro cho chi nhánh trong trường hợp thị trường BĐS sụt giảm hay đóng băng. Bên cạnh đó, theo quy định của chính sách bảo đảm tín dụng của VCB, tài sản phải được kiểm tra định kỳ hàng năm, tuy nhiên công tác này đối với các khoản vay BĐS chưa được chú trọng.
Nguyên nhân: Thời gian gần đây là thời kỳ đỉnh điểm của giá bất độn g Bình Dương. TSBĐ tại chi nhánh chủ yếu được các công ty định giá theo phương pháp so sánh với giá giao dịch trên thị trường, thông thường sẽ thấp hơn giá giao dịch trên thị trường khoảng 20% để phòng ngừa việc giá tài sản bị thổi phồng nhưng trong một số trường hợp vẫn còn cao so với giá trị thực của tài sản. Bên cạnh đó, vì chưa có bộ phận chuyên môn tại chi nhánh để tham định lại mức giá của công ty định giá đưa ra, nên trong một số trường hợp, cán bộ khách hàng vì để đáp ứng đủ nhu cầu vốn của khách hàng và tăng dư nợ nhanh chóng mà nhờ công ty định giá nâng giá tham định lên dẫn đến hạn mức cấp tín dụng tối đa đối với tài sản là khá cao, gây rủi ro cho chi nhánh.
về công tác kiểm tra định kỳ TSBĐ, bình quân mỗi CBTĐ hiện nay quản lý khoảng 150 khách hàng với 400 tài khoản vay và 160 TSBĐ; cộng thêm áp lực về phát triển kinh doanh, việc định kỳ kiểm tra thực tế TSBĐ rất mất thời gian, cịnnếu th cơng ty định giá độc lập thì chi phí định giá khách hàng không chịu và chi nhánh cũng không hỗ trợ trong việc thanh tốn phí định giá tài sản định kỳ cho khách hàng.
- Thứ năm, việc tham gia bảo hiểm chưa được quy định bắt buộc với mọi
đối tượng vay vốn.
Việc tham gia bảo hiểm bắt buộc hiện chỉ áp dụng với một số đối tượng vay vốn và một số tài sản nhất định, chưa có quy định việc mua bảo hiểm với tất cả các đối tượng vay trong khi rủi ro có rất nhiều trường hợp và có thể xảy đến với bất kỳ ai, ngân hàng và khách hàng khơng thể phịng tránh hết được, dẫn đến tiềm ấn nhiều RRTD. Việc tham gia bảo hiểm của khách hàng chủ yếu mang tính chất bắt buộc, số lượng khách hàng tự nguyện tham gia rất ít do phí bảo hiểm khá cao nên khách hàng thường tìm cách tránh né tham gia bảo hiểm.
Nguyên nhân: Các sản phấm bảo hiểm tín dụng và phi tín dụng của FWD còn chưa đa dạng, chủ yếu bán kèm bắt buộc với các sản phấm vay của VCB nên quyền lợi dành cho khách hàng cịn khá ít, khơng hấp dẫn bằng các sản phấm bảo hiểm của các công ty khác trên địa bàn, vì vậy việc thuyết phục khách hàng tự nguyện mua bảo hiểm là rất khó. Đối với các loại bảo hiểm đóng phí hàng năm như bảo hiểm tài sản, báo hiểm tín dụng, CBTĐ chưa theo dõi việc đóng phí thường niên cũng như cung cấp hợp đồng bảo hiểm tài sản định kỳ của khách hàng chặt chẽ, nhiều bảo hiểm tài sản hết hạn mà CBTĐ quên đôn đốc khách hàng dẫn đến khách hàng tự mua bảo hiểm tại các công ty không liên kết với VCB và không để ngân hàng là người thụ hưởng.
- Thứ sáu, đa dạng hóa về mục đích vay vốn chưa được thực hiện tốt.
Những năm gần đây, mặc dù chi nhánh thực hiện đa dạng hóa về nguồn thu nhập và lĩnh vực ngành nghề của khách hàng rất tốt nhưng mục đích vay vốn để mua đất vẫn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cũng như tổng số lượng các khoản vay của chi nhánh, dẫn đến việc phân tán rủi ro chưa được thực hiện một cách toàn
Nguyên nhân: Mặc dù việc tập trung dư nợ vào mục đích mua đất là khá rủi ro, nhưng mục đích vay mua đất là mục đích vay vốn mua BĐS hợp pháp của khách hàng, kết hợp với khách hàng có nguồn thu nhập ổn định đủ để đảm bảo khả năng trả nợ theo quy định của VCB và TSBĐ có tính thanh khoản tốt, phù hợp với quy định của quy chế cho vay và các sản phàm vay BĐS tại VCB nên CBQHKH và CBTĐ khơng thể từ chối cho vay.
Ngồi các nguyên nhân cụ thể dẫn đến các tồn đọng trong công tác kiểm soát RRTD trong cho vay mua BĐS như đã trình bày ở trên, những hạn chế này còn xuất phát từ những nguyên nhân chung sau:
Bên cạnh những cá nhân nhiệt huyết với tinh thần trách nhiệm cao thì trong bộ máy tín dụng của chi nhánh vẫn còn tồn tại một số cá nhân làm việc cấu thả, thiếu trách nhiệm, thái độ làm việc còn quan liêu, thiếu ý thức trong sự phát triển bền vững của chi nhánh cũng như trong cơng tác kiểm sốt RRTD.
Áp lực chỉ tiêu của VCB trụ sở chính giao về cho chi nhánh quá cao, nhất là cho vay bán lẻ, tập trung vào tăng trưởng cho vay BĐS. Tính bình qn mỗi CBTĐ bán lẻ tại chi nhánh phải tăng trưởng bình quân 75 tỷ đồng/năm mới có thể hồn thành chỉ tiêu được giao cho chi nhánh. Với chỉ tiêu kế hoạch cao như vậy thì chi nhánh sẽ phải cân nhắc đánh đổi hoàn thành chỉ tiêu và an toàn tín dụng, mỗi cán bộ sẽ phải đánh đổi thời gian giữa phát triển dư nợ và kiểm soát chặt chẽ hồ sơ vay vốn.
Theo quy trình tín dụng hiện tại, CBTĐ là người làm hết tất cả các khâu từ tìm kiếm và tư vấn khách hàng như thấm định tín dụng, soạn hợp đồng vay, công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản và giải ngân nên trong một số trường hợp việc đánh giá, thấm định khách hàng chưa được khách quan, đôi lúc mang tính chủ quan của cán bộ; chưa có sự kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau giữa các khâu dễ dẫn đến các rủi ro đạo đức và rủi ro tác nghiệp. Hơn nữa, việc phải đảm nhiệm nhiều công việc cùng với số lượng khách hàng lớn đã làm cho CBTĐ bịquá tải, ảnh hưởng đến chất lượng công tác đánh giá, thấm định khách hàng và kiểm soát RRTD.
Nguyên nhân: Số lượng nhân sự chun mơn về tín dụng tương đối ít so với
số lượng khách hàng và khối lượng công việc. Tuy nhiên định biên CBTĐ tại
phòng khách hàng bán lẻ là 13 cán bộ và phòng giao dịch là 02 cán bộ. Vì vậy, mỗi
CBTĐ địi hỏi phải chịu áp lực công việc khá cao và phải làm hết tất cả các công
đoạn của cho vay, nếu phân chia chun mơn cho từng cán bộ thì bắt buộc phải
tuyển thêm nhân sự. Hơn nữa, quy trình tín dụng khách hàng bán lẻ hiện nay của
Nhìn chung, trong những năm vừa qua, chi nhánh đã thực hiện kết hợp nhiều biện pháp để kiểm soát RRTD trong cho vay mua bất động sản ở mức ổn định, nằm trong kế hoạch được giao, nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh, hạn chế đáng kể nợ xấu.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như tăng trưởng tín dụng trong kiểm soát về rủi ro, tuân thủ đúng quy trình, quy định... do nhiều nguyên nhân, công tác kiểm soát RRTD tại chi nhánh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: chưa chú trọng kiểm tra sau cho vay, thấm định TSBĐ còn bị phụ thuộc vào mức giá của công ty định giá......Do vậy, trong thời gian tới chi nhánh cần có những biện pháp
thích hợp nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát RRTD trong cho vay mua BĐS, hạn chế những tổn thất phát sinh.
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦIRO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT