Nhóm công trình nghiên cứu liên qua đến phát triển làng nghề trong bối cảnh hội nhập và những vấn đề đặt ra hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 27 - 30)

nghề trong bối cảnh hội nhập và những vấn đề đặt ra hiện nay

- Công trình “Phát triển LNTT trong quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội" [36] luận án TS kinh tế của Mai Thế Hởn. Luận án đã đi sâu phân tích đánh giá tiềm năng, thực trạng của việc phát triển LNTT cả những mặt được, chưa được, cũng như vấn đề cấp bách đặt ra cần giải quyết như: Chủ trương, chính sách và luật pháp; vốn đầu tư cho sản xuất;

vấn đề môi trường; về thị trường và tiêu thụ sản phẩm; về trình độ tay nghề của người lao động, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của LNTT. Đồng thời đã dự báo được xu thế phát triển của LNTT trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Đề xuất được những phương hướng và giải pháp có cơ sở khoa học trong việc phát triển LNTT vùng ven thủ đô Hà Nội theo hướng CNH, HĐH.

- Công trình “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình

CNH" (2001) của Dương Bá Phượng. Tác giả đã đề cập đến vấn đề chung của

làng nghề, vai trò tác động và các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, kinh doanh làng nghề. Đồng thời, đi sâu phân tích thực trạng sản xuất, kinh doanh của các làng nghề như: Lao động, vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm và môi trường ô nhiễm trong làng nghề. Đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có tính khả thi, sát với thực tế [44].

- Công trình “Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của làng nghề mới

gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mới gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH vùng đồng bằng sông Hồng”, đề tài

khoa học cấp Bộ, do Nguyễn Tấn Trịnh làm chủ nhiệm [76]. Đề tài đã đi sâu, tập trung phân tích thực trạng quá trình hình thành và phát triển làng nghề mới, gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt là quá trình hình thành làng nghề mới gắn với điều kiện sản xuất, kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh. Sự tác động của làng nghề mới đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đã góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân nông thôn. Đề tài đã đề xuất phương hướng, giải pháp và kiến nghị về chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn với phát triển làng nghề mới vùng ĐBSH.

- Công trình “Phát triển LNTT ở nông thôn Việt Nam trong quá trình

thống hóa những vấn đề lý luận về LNTT ở nông thôn theo những quan điểm của khoa học Kinh tế chính trị Mác-Lênin và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam. Phân tích và làm rõ thực trạng và động thái phát triển của LNTT ở nông thôn dưới tác động của quá trình CNH, HĐH nhằm xây dựng những quan điểm và đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển LNTT ở nông thôn trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

- Công trình “Phát triển thị trường cho làng nghề tiểu thủ công nghiệp

vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay”, đề tài khoa học cấp Bộ, do Trần Văn

Chử làm chủ nhiệm. Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ vị trí, vai trò của làng nghề tiểu thủ công nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường làng nghề TTCN, đồng thời, nêu lên những khó khăn, vướng mắc về thị trường của làng, nghề TTCN vùng ĐBSH. Xác định rõ phương hướng phát triển và các giải pháp để mở rộng thị trường cho làng nghề TTCN vùng ĐBSH theo hướng CNH, HĐH [16].

- Công trình “Xây dựng thương hiệu sản phẩm LNTT ở ĐBSH hiện

nay”, đề tài khoa học cấp Bộ, do Nguyễn Vĩnh Thanh làm chủ nhiệm [64]. Đề

tài đã tập trung luận giải vai trò của thương hiệu đối với phát triển LNTT vùng ĐBSH trong nền kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay trên các khía cạnh. Thương hiệu và phân loại thương hiệu; vai trò và chức năng của thương hiệu; quan hệ thương hiệu - sản phẩm trong nền kinh tế thị trường và sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu sản phẩm LNTT vùng ĐBSH. Đánh giá thực trạng vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm LNTT vùng ĐBSH, trong đó có vấn đề nhận thức của làng nghề về thương hiệu. Từ đánh giá thực trạng, đề tài đã đề xuất giải pháp và định hướng nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề ở vùng ĐBSH trong thời gian tới.

- Công trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề trong sự nghiệp CNH, HĐH

đất nước”, do Trung tâm Thông tin tư liệu - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện [79]. Đề tài đã chỉ rõ những vấn đề đặt ra cho sự phát

triển bền vững của làng nghề, đó là: Thiếu vốn sản xuất kinh doanh; khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm do khả năng cạnh tranh thấp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiếu kinh nghiệm tiếp cận và mở rộng thị trường mới; Các làng nghề chịu sức ép về lao động và việc làm, khi mà tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng; môi trường ô nhiễm nặng nề; mặt bằng sản xuất chật hẹp; trình độ công nghệ lạc hậu; trình độ tay nghề thấp… Do vậy, để phát triển làng nghề, nhất là LNTT, cần phải có những giải pháp đồng bộ trong đó chú ý các nhóm giải pháp: Giải pháp về thị trường; giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch; giải pháp về mặt bằng sản xuất; giải pháp về xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Nghiên cứu của Bạch lan Anh với đề tài: “Phát triển bền vững LNTT

vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ" [1], luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án đã làm rõ

lý thuyết về phát triển bền vững và phát triển bền vững LNTT. Phát triển bền vững LNTT phải bảo đảm được tăng trưởng kinh tế ổn định; tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hiệu quả tối đa các nguồn lực, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó, đề xuất quan điểm, định hướng và đồng bộ các giải pháp để giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất, hiệu quả xã hội và môi trường các LNTT, đảm bảo phát triển theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 27 - 30)