Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề của thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 74 - 76)

phố Hà Nội

Hà Nội vốn là nơi tinh hoa, tụ hội của các ngành thủ công mỹ nghệ cả nước, ở đây những làng nghề truyền thống không chỉ mang lại sinh kế cho người dân, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của xã hội mà còn góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế, thay đổi diện mạo vùng nông thôn cũng như trở thành nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Bên cạnh những định hướng phát triển nghề xuất khẩu, Hà Nội cũng chú ý khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ của các làng nghề truyền thống, UBND thành phố cũng có nhiều chủ trương, chương trình phát triển du lịch làng nghề với định hướng tới năm 2020, để thực hiện các mục tiêu, thành phố Hà Nội đã đưa vào khai thác nhiều tour thăm quan các làng nghề song song với phát triển nhanh, mạnh, bền vững cơ sở hạ tầng, giao thông, phong cách phục vụ trong các làng nghề hiện nay. Thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ điển hình của Sở Công thương Hà Nội như đánh giá thực trạng môi trường làng nghề lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy; tổ chức thu thập thông tin về làng nghề để xuất bản sách, phim giới thiệu; hình thành các Quỹ khuyến công từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương, tổ chức nhiều lớp đào tạo truyền nghề, nhân cấy nghề mây tre đan, thêu ren, sơn mài, dệt khăn, điêu khắc...

Tổ chức cho doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm làng nghề để quảng bá, xúc tiến đầu tư, liên kết kinh doanh, hợp tác sản xuất giữa các vùng, địa phương, tạo tiền đề quan trọng để các làng nghề

bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa hiệu quả nhất [62]. Để bảo tồn và phát triển làng nghề, ngày 12/8/2010 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3951/QĐ-UBND thành lập Ban chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề Hà Nội và tổ chuyên viên giúp việc, gồm có 14 thành viên là đại diện lãnh đạo của 13 sở, ban, ngành thành phố do Phó Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban. Ngày 16/2/2017 UBND TP Hà Nội đã ban hành “Kế hoạch hoạt động của ban chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề TP Hà Nội năm 2017" với mục đích:

- Tham mưu giúp Thành ủy, UBND Thành phố lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 về Khuyến công; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020; Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020; Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề cho khoảng 30.000 lao động (bao gồm cả nguồn khuyến công, khuyến nông và đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009); tập huấn nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho khoảng 100 chủ doanh nghiệp là giám đốc, phó giám đốc các cơ sở sản xuất làng nghề.

- Hỗ trợ 10 dự án đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến hiện đại cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tại các làng nghề (bao gồm cả nguồn khuyến công, khuyến nông và phát triển nông thôn).

- Hỗ trợ từ 10 - 15 làng nghề xây dựng và phát triển thương hiệu; hỗ trợ từ 8-10 làng nghề xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể.

- Hỗ trợ khoảng 480 cơ sở, doanh nghiệp tham gia 15 Hội chợ trong nước; 80 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tham gia 05 Hội chợ nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 74 - 76)