Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề và quản lý nhà nước đối với làng nghề

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 80 - 81)

hưởng đến sự phát triển làng nghề và quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Thứ nhất, những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội chủ yếu ở trên

tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Một mặt, sự phát triển của nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đa dạng trên các dạng địa hình tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ cho các làng nghề; Mặt khác, với mức bình quân ruộng đất thấp, dân số và lao động tăng trưởng cao, tạo điều kiện cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ cho các làng nghề. Vị trí địa lý thuận lợi cũng tạo điều kiện mở rộng giao thương, giao lưu buôn bán giữa Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố trong cả nước, và tăng cường xuất khẩu.

Thứ hai, sự phát triển của làng nghề tại Thanh Hóa trong những năm qua

góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn, đồng thời góp phần du nhập một số nghề mới, bảo tồn các nghề cũ, nghề truyền thống; tạo thuận lợi cho công tác QLNN đối với làng nghề do các làng nghề bắt đầu hoạt động vào quy củ, tiềm lực của các cơ sở nghề được nâng cao. Ngoài ra, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan tới việc phát triển làng nghề trong những năm qua có ảnh hưởng thúc đẩy phát triển kinh tế, từ đó góp phần tạo ra các kết quả tốt cho hoạt động QLNN đối với làng

nghề. Tác động của quá trình phân cấp về QLNN đối với làng nghề đã cho phép chính quyền cấp tỉnh có sự tự chủ nhất định trong triển khai thực thi các chính sách phát triển làng nghề phù hợp với điều kiện của địa phương, tác động tích cực (một cách trực tiếp và gián tiếp) đến doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề; tăng cường khả năng cung cấp các dịch vụ công phục vụ phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, bên cạnh những mặt thuận lợi, có thể nhận thấy do điều kiện tự

nhiên, đất đai bị chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, nền kinh tế còn chậm phát triển, trình độ lao động tay nghề còn thấp cộng với khả năng huy động vốn đầu tư không cao, sự phát triển của các làng nghề ở Thanh Hóa gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc đáp ứng các đơn hàng lớn xuất khẩu tới các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, châu Âu… do quy mô của các cơ sở sản xuất nghề thường ở quy mô nhỏ, manh mún, khó hình thành được các khu, cụm làng nghề. Trình độ và nhận thức của lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề, chủ cơ sở nghề thấp, gây khó khăn trong việc triển khai các chính sách, chủ trương phát triển làng nghề của Nhà nước trên diện rộng.

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 80 - 81)