Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đối với làng nghề

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 151 - 154)

- Trong đó: Lao động trong Nghìn người 26,5 38,7 các làng nghề

4.2.5.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đối với làng nghề

1. Doanh thu /năm (Triệu đồng)

4.2.5.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đối với làng nghề

đối với làng nghề

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới nguyên tắc, hình thức, đối tượng, nội dung,

thành phần tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động làng nghề. Về nguyên tắc kiểm tra, giám sát cần tập trung vào giải quyết các tồn đọng, nghiêm chỉnh chấp hành và tuân thủ các quy định về kiểm tra, giám sát phát triển làng nghề; nghiêm minh trong xử lý các sai phạm; đẩy mạnh kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chỉ đạo đồng bộ, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng trong QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Về hình thức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, cần chú trọng thực hiện giám sát theo chuyên đề và giám sát việc thực hiện các chủ trương, kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm mà UBND tỉnh và các sở, ban ngành liên quan đã xây dựng, phê duyệt.

Kết hợp hoạt động thanh tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành pháp luật, nhất là pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở làng nghề, các cụm công nghiệp, TTCN - làng nghề; đặc biệt tăng cường kiểm soát chặt chẽ các dự án, cơ sở có hoạt động xả thải ra sông, ra biển, các dự án, nguồn thải lớn, có nguy cơ gây sự cố môi trường; tổ chức giám sát tình hình thực hiện cam kết và khắc phục hậu quả vi phạm của các cơ sở đó.

Về đối tượng, cần tăng cường thu hút người dân, các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn thể tham gia vào hoạt động giám sát tại địa phương, tăng

tính dân chủ trong hoạt động kiểm tra, giám sát, đảm bảo đúng tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Có kế hoạch lên danh sách đối tượng dự kiến thanh, kiểm tra nhằm đảm bảo sự thống nhất, tránh chồng chéo, không làm ảnh hưởng tới hoạt động thường xuyên, liên tục tại các làng nghề; cần tập trung giám sát các cơ sở làng nghề có nhiều vi phạm, nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm hoặc sự cố môi trường nghiêm trọng như các làng nghề cơ khí, rèn, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tác đá, chế biến thủy hải sản…

Về nội dung, cần chú trọng vào hoạt động kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của các cơ quan QLNN, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề và các cá nhân căn cứ trên các quy hoạch, chính sách, chiến lược, kế hoạch đã được phê duyệt. Về thành phần tham gia kiểm tra, giám sát, bên cạnh các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chuyên môn, cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra của Đảng cùng với công tác giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc thực hiện quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển làng nghề mà trọng tâm là đảm bảo sự phát triển bền vững của làng nghề trong mối tương quan phát triển bền vững của nông nghiệp, nông thôn toàn tỉnh. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng cơ chế để người dân có thể thực sự tham gia giám sát, góp ý kiến hữu ích đối với công tác QLNN đối với làng nghề trên địa bàn toàn tỉnh.

Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ là khâu then chốt trong công tác thanh

tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đối với làng nghề

Thực tế công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động làng nghề trong những năm vừa qua từ tỉnh đến cơ sở vẫn còn để lọt nhiều hoạt động sai trái, vi phạm. Chất lượng và tính quyết liệt trong một số cuộc thanh tra, kiểm tra còn hạn chế; các kết luận kiến nghị chưa nghiêm minh, còn thiên về xử lý nội bộ. Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác này, trước tiên cần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra. Để làm tốt nhiệm vụ, cán bộ cần phải hiểu rõ

chính sách, pháp luật, phải có bản lĩnh để đấu tranh tìm ra sai phạm, đủ tầm và đủ tâm để đưa ra các kết luận, kiến nghị hợp tình, hợp lý, xác đáng, vì sự phát triển chung của các làng nghề và của toàn xã hội.

Để đạt được những kỳ vọng trên, trong thời gian tới, UBND tỉnh Thanh Hóa cần chỉ đạo tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tiếp tục nghiên cứu sắp xếp hoạt động thanh tra tỉnh và thanh tra chuyên ngành, thanh tra các huyện, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cơ quan này trong hoạt động thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các làng nghề trên địa bàn. Thủ trưởng, thường trực cấp ủy, chủ tịch UBND các huyện, thành phố phải có ý kiến trực tiếp vào nội dung và các kết luận của từng cuộc thanh tra. Thực thi triệt để các kết luận thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thu hồi tài chính, tài sản thất thoát. Kết luận phải nói rõ, chỉ đích danh cá nhân, ai quyết định chi sai phải chịu trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 151 - 154)