- Trong đó: Lao động trong Nghìn người 26,5 38,7 các làng nghề
1. Doanh thu /năm (Triệu đồng)
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. Đề tài luận án đã thực hiện được những kết quả chủ yếu sau:
- Đã tổng quan được các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề của luận án; trên cơ sở đó, đã chỉ ra những khoảng trống nghiên cứu về lý luận và thực tiễn làm căn cứ lựa chọn mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án
- Đã xây dựng được khung lý thuyết cho luận án thông qua việc trình bày khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung QLNN và những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh; đã đề xuất các chỉ tiêu đánh giá QLNN đối với làng nghề. Đồng thời tác giả cũng trình bày kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển làng nghề và QLNN đối với làng nghề.
- Trên cơ sở khái quát sự phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh, luận án đã phân tích thực trạng QLNN đối với làng nghề của chính quyền cấp tỉnh Thanh Hóa. Bám sát khung lý thuyết, luận án đã phân tích thực trạng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược/quy hoạch về làng nghề, thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề và công tác kiểm tra giám sát hoạt động làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án đã đánh giá QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh dưới các góc độ về thực hiện mục tiêu, nguyên tắc, các chỉ tiêu và nội dung QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh. Đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế của QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay và nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những hạn chế đó. Trong đó, những nguyên nhân về tổ chức quản lý, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, năng lực và nhận thức của người dân đã làm cho việc xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch làng nghề, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, kiểm tra, giám sát hoạt động làng nghề hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển làng nghề, chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Luận án nhấn mạnh cần khắc phục những yếu kém, hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc QLNN đối với làng nghề hiện nay, đặc biệt QLNN đối với làng nghề cần hướng vào việc tạo điều kiện để tập trung phát triển làng nghề, mở rộng quy mô, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, khắc phục tình trạng nhỏ lẻ, phân tán, manh mún; khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống đang có nguy cơ bị mai một, du nhập và phát triển những ngành nghề mới phù hợp với cơ chế thị trường và sự tiến bộ khoa học công nghệ hiện nay; kết hợp phát triển làng nghề với khai thác tiềm năng thế mạnh của Thanh Hóa, nhất là du lịch - làng nghề và lễ hội - làng nghề để tạo thị trường ổn định và bền vững cho làng nghề.
Để thực hiện phương hướng đó, luận án đề xuất 5 giải pháp hoàn thiện các nội dung QLNN và khắc phục những nguyên nhân chủ quan dẫn đến những mặt hạn chế yếu kém của công tác QLNN đối với làng nghề, đó là: (1)Nâng cao năng lực, hiệu lực của bộ máy QLNN; (2) Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển làng nghề theo hướng phát triển bền vững; (3) Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề; (4) Nâng cao năng lực và nhận thức của các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các làng nghề; (5) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đối với làng nghề.
2. Kiến nghị
- Đối với Quốc hội: Cần xem xét ban hành Luật hoạt động làng nghề, vì đây là loại hình hoạt động mang tính đặc thù, khác với hoạt động của các doanh nghiệp, hoạt động của làng nghề vừa mang tính kinh tế vừa mang tính truyền thống văn hóa.
- Đối với chính phủ: Giao cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước đối với làng nghề, vì hiện nay sở nông nghiệp và phát triển nông thôn đang quản lý các ngành nghề nông thôn là phù hợp, kể cả các ngành nghề TTCN trong các làng nghề cũng giao cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý, không nên để Bộ Công thương quản lý như hiện nay. Chỉ đạo rà soát sửa đổi, bổ sung các chính sách về khôi phục, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống ở nông thôn như:
chính sách về đất đai, về vốn, thị trường, đào tạo nghề, khoa học công nghệ, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp làng nghề truyền thống…
- Đối với Bộ ngành có liên quan:
+ Bộ Công thương chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan như: Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI)… đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề, gắn việc phát triển du lịch với các sản phẩm của làng nghề, hỗ trợ các doanh nghiệp, làng nghề tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước.
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm xây dựng và thực hiện Đề án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, Đề án kiểm soát môi trường làng nghề.
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp thực hiện các dự án bảo tồn các nghề, làng nghề truyền thống; xây dựng và triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng du lịch làng nghề; chỉ đạo phát triển làng nghề gắn với du lịch, nhất là xây dựng và triển khai thực hiện các tuyến, điểm du lịch gắn với làng nghề.
+ Bộ Lao động, Thương binh và xã hội phối hợp thực hiện các chương trình, dự án tạo việc làm, đào tạo nghề, an toàn lao động... cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề.
+ Bộ Khoa học và Công nghệ ưu tiên cho các đề tài, dự án nghiên cứu, phát triển, ứng dựng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất trong lĩnh vực NNNT.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí tăng nguồn kinh phí hàng năm để đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, các chương trình, dự án phát triển NNNT, làng nghề.
+ Bộ Giao thông vận tải tập trung đầu tư phát triển giao thông nông thôn, tạo điều kiến thuận lợi để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề.
+ Ủy ban Dân tộc phối hợp nghiên cứu, hỗ trợ các bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống của đồng bào dân tộc.
+ Bộ Tài chính ưu tiên bố trí kinh phí từ phát triển NNNT, làng nghề; có hướng dẫn cụ thể về quản lý kinh phí thực hiện Dự án bảo tồn và phát triển làng nghề theo hướng mỗi làng một sản phẩm tại Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.