Khái niệm quản lý nhà nước đối với làng nghề

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 44 - 45)

Quản lý là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu, dưới góc độ thông thường, quản lý được hiểu là tất cả các hoạt động tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý tới những đối tượng quản lý để điều chỉnh chúng vận động và phát triển theo những mục tiêu nhất định đã đề ra. Theo đó, quản lý bao gồm những yếu tố cơ bản như:

Thứ nhất, chủ thể quản lý, là tác nhân trực tiếp tạo ra các tác động quản

lý, có thể là cá nhân hoặc tổ chức, tác động lên các đối tượng quản lý bằng các công cụ, hình thức và phương pháp phù hợp, cần thiết, dựa trên những nguyên tắc quản lý cụ thể, nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Thứ hai, đối tượng quản lý, gồm các đối tượng chịu sự tác động của chủ

thể quản lý.

Thứ ba, mục tiêu quản lý, là cái đích mà tổ chức/cá nhân cần phải đạt tới

tại một thời điểm nhất định trong hiện tại hoặc tương lai. Chủ thể quản lý chính là người đã đề ra các mục tiêu quản lý, đây được coi là căn cứ, để chủ thể quản lý đưa ra các quyết định tác động tới đối tượng quản lý cũng như lựa chọn các công cụ, hình thức, phương pháp quản lý tương ứng.

Từ khái niệm quản lý đó, có thể hiểu khái niệm QLNN là toàn bộ các hoạt động như lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhằm thực hiện các chức năng, vai trò của nhà nước trong một xã hội có giai cấp. QLNN về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên các đối tượng trong nền kinh tế quốc dân nhằm phân bổ hợp lý các nguồn lực hữu hạn trong xã hội, nhằm đạt được các chỉ tiêu chung đã đặt ra của toàn bộ nền kinh tế.

Từ khái niệm chung đó, theo tác giả có thể rút ra khái niệm QLNN đối với làng nghề là “Sự tác động có tổ chức bằng pháp quyền của chính quyền cấp tỉnh

đối với hoạt động của các làng nghề, của các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề trên địa bàn, tạo điều kiện cho các làng nghề trên địa bàn phát triển theo định hướng, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

Theo nghĩa hẹp hơn, QLNN đối với làng nghề còn được hiểu là tổng thể bao gồm các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, nguyên tắc tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho công tác quản lý hoạt động của làng nghề, môi trường hoạt động của làng nghề trong sự phát triển chung kinh tế - xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 44 - 45)