- Trong đó: Lao động trong Nghìn người 26,5 38,7 các làng nghề
1. Doanh thu /năm (Triệu đồng)
3.3.1.1. Những mặt tích cực
Thứ nhất, công tác xây dựng quy hoạch làng nghề tạo cơ hội, khuyến
khích sự phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh theo định hướng, mục tiêu đã xác định:
- Như đánh giá của cán bộ quản lý, chiến lược/ quy hoạch làng nghề là phù hợp với việc khai thác tài nguyên, thế mạnh nguồn lực của các địa phương trong tỉnh.
- Công tác quy hoạch phát triển làng nghề đã tạo cơ sở cho làng nghề phát triển, tỉnh Thanh Hóa cũng đã chú trọng tới việc quy hoạch, tạo cơ sở cho làng nghề, nhất là các làng nghề mới phát triển, phát huy được thế mạnh nghề của địa phương, phát triển làng nghề theo hướng “mỗi xã một sản phẩm”…
- Công tác quy hoạch phát triển làng nghề đã góp phần định hướng sự phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo đúng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, của vùng, của quốc gia. Trong xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề, tỉnh đã tiến hành khảo sát, lựa chọn những nghề có tiềm năng phát triển đưa vào quy hoạch, bổ sung những ngành nghề mới phù hợp xu thế của thị trường, giúp nhanh chóng tạo ra thu nhập cho người lao động, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, phục vụ cho công tác xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tỉnh chủ trương cần khôi phục, duy trì, phát triển làng nghề, LNTT, nhân cấy nghề mới, hỗ trợ các làng nghề trong sản xuất và tiếp cận thị trường.
- Việc xây dựng quy hoạch luôn được gắn chặt với công tác bảo vệ môi trường làng nghề, thể hiện rõ ràng trong các mục tiêu của quy hoạch và chính sách phát triển làng nghề. Chủ trương đưa ra khá kiên quyết, bước đầu mang lại được hiệu quả, giảm nguy cơ và tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. Công tác quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng như khu vực sản xuất, hạ tầng giao thông, điện nước, khu xử lý chất thải từ làng nghề… được quan tâm, tuy nhiên chưa được thực hiện đồng bộ.
Thứ hai, công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ
phát triển làng nghề đạt nhiều kết quả khả quan:
- Chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo thành công, kịp thời triển khai những chính sách của Nhà nước, góp phần phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương, du nhập các nghề mới, tạo việc làm cho hàng vạn lao động, nâng cao thu nhập của người dân. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã ban hành chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp theo Quyết định số 2409/2006/QĐ-UBND [89] và Quyết định số 2541/2008/QĐ-UBND [92];… Đồng thời, các chính sách về đào tạo nghề, tín dụng cũng được quan tâm đầu tư, mang lại hiệu quả cao cho công tác phát triển làng nghề trên địa
bàn tỉnh. Đơn cử như việc phát triển nghề mây tre đan ở xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa), mỗi năm xã thu về trên 20 - 30 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 80% các hộ dân trong xã. Hay nghề chiếu cói và làm hàng thủ công mỹ nghệ ở huyện Nga Sơn hàng năm giúp ổn định thu nhập cho hơn 1 vạn lao động. Giải quyết việc làm giúp ổn định đời sống xã hội của địa phương, giảm thời gian nhàn rỗi và tăng thu nhập cho người lao động ở các vùng nông thôn của tỉnh [119, tr.178].
- Việc thực thi các chính sách phát triển làng nghề không những chỉ giúp các làng nghề phát triển, mà còn góp phần thúc đẩy kết cấu hạ tầng nông thôn ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên toàn tỉnh.
- Thông qua công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương chính sách phát triển làng nghề, đã từng bước nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp đối với công tác QLNN đối với làng nghề nói riêng, chính sách pháp luật phát triển làng nghề nói chung.
Thứ ba, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm liên quan đến
làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã góp phần kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn, phát hiện và xử lý các vi phạm liên quan tới hoạt động phát triển làng nghề, nhất là những vấn đề về môi trường làng nghề.