Nâng cao năng lực và nhận thức của các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các làng nghề

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 150 - 151)

- Trong đó: Lao động trong Nghìn người 26,5 38,7 các làng nghề

1. Doanh thu /năm (Triệu đồng)

4.2.4. Nâng cao năng lực và nhận thức của các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các làng nghề

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các làng nghề

Hiện nay, hầu hết các làng nghề của tỉnh chưa được quan tâm đầu tư thích đáng nên các chủ doanh nghiệp và các hộ gia đình đang gặp nhiều khó khăn, thách thức kể từ quản lý; đến nhà xưởng, thiết bị, công nghệ; chất lượng và mẫu mã của sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và thị trường; trình độ tay nghề của người lao động chưa được chú trọng đào tạo; sản phẩm làm ra khó tiêu thụ do không có thị trường; năng suất lao động thấp; thu nhập trong các nghề, làng nghề còn hạn chế nên chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế và người dân tham gia...

Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển làng nghề, bảo tồn, xây dựng và phát triển các nghề truyền thống, LNTT có tiềm năng lợi thế, tạo thành các sản phẩm bản sắc, có giá trị văn hóa lâu đời của tỉnh, một mặt bản thân các doanh nghiệp và các hộ ngành nghề cũng tự mình vươn lên nâng cao năng lực về trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao trình độ tay nghề,… nhưng mặt khác cần có sự hỗ trợ tích cực của tỉnh để người lao động trong làng nghề có cơ hội nâng cao năng lực. Ở đây, vấn đề quan trọng là cần chú trọng đến công tác đào tạo nghề TTCN, có sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền, có sự phối hợp của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các làng nghề.

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã và thành phố cần xây dựng kế hoạch triển khai các biện pháp, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề. Tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền các cấp, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề và người học nghề từ khâu xác định nhu cầu đào tạo, tổ chức đào tạo, đến giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phấn đấu nâng cao tỷ lệ lao động sau học nghề có việc làm và thu nhập ổn định.

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các làng nghề cần chủ động đăng ký liên kết với trung tâm dạy nghề tỉnh, huyện tổ chức các lớp dạy nghề ngay tại doanh nghiệp để học viên có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trường sản xuất trong quá trình học nghề. Có như thế doanh nghiệp, các hộ kinh doanh mới có thể mở rộng quy mô sản xuất vừa không phải lo thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần bảo đảm kế hoạch sản xuất, phát huy tối đa được thế mạnh của nguồn lao động tại các làng nghề.

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 150 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w