Đánh giá theo mục tiêu

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 115 - 116)

- Trong đó: Lao động trong Nghìn người 26,5 38,7 các làng nghề

3.3.2.1.Đánh giá theo mục tiêu

1. Doanh thu /năm (Triệu đồng)

3.3.2.1.Đánh giá theo mục tiêu

Sự phát triển của làng nghề đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Các làng nghề bước đầu đã khai thác được và phát huy được tiềm năng lợi thế của địa phương, đã và đang sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ hoặc phế liệu, phế phẩm để tạo ra sản phẩm có giá trị; đã thu hút các nguồn đầu tư, du nhập nghề, nhân cấy nghề mới từ nhiều địa phương, vùng miền trên cả nước vào các cụm công nghiệp, các làng nghề của tỉnh; Nhiều làng nghề đã đổi mới cơ chế hoạt động, vận động để thích ứng với cơ chế thị trường, tự lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, tạo ra sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Sự phát triển của làng nghề đã đóng góp vào việc gia tăng giá trị sản xuất, xuất khẩu, đóng góp cho Ngân sách nhà nước địa phương, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn

tỉnh Thanh Hóa Điều này thể hiện về tỷ lệ đóng góp của làng nghề vào giá trị sản xuất, xuất khẩu, nộp ngân sách nhà nước, việc làm và thu nhập cho người lao động như ở bảng 3.1 nêu trên.

Tuy nhiên, so với những mục tiêu và tiềm năng của tỉnh Thanh Hóa, sự phát triển làng nghề của tỉnh còn nhiều bất cập.

Hiện nay vẫn còn nhiều huyện chưa quan tâm khôi phục, phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Số làng nghề bình quân của một huyện còn thấp; tỷ lệ số hộ lao động làng nghề và số lượng lao động sản xuất trong làng nghề đang chiếm tỷ lệ thấp.

Quy mô làng nghề còn nhỏ, manh mún, sản xuất trong các làng nghề mang tính tự phát, đơn độc trên thương trường, tính hợp tác của các làng nghề kém, thiếu ứng dụng tiến bộ khoa học nên mẫu mã sản phẩm chậm được cải tiến. Đặc tính bảo thủ cao của người sản xuất, khả năng chấp nhận vất vả để tiếp thu nghề mới, công nghệ mới thấp là những khó khăn hết sức cơ bản ảnh hưởng đáng kể đến việc phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Điểm yếu nhất của làng nghề Thanh Hóa là chưa có làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm, nhất là thị trường xuất khẩu nên sản xuất chưa mở rộng được; Cơ sở hạ tầng ở các làng nghề chưa được đầu tư tốt. Việc bảo vệ môi trường trong phát triển làng nghề chưa được quan tâm đầy đủ và có biện pháp xử lý có hiệu quả. Chính điều đó làm cho sự đóng góp của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh chưa cao.

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 115 - 116)