Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với làng nghề

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 59 - 62)

giám sát nói riêng; tránh ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan QLNN cũng như các cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề; đồng thời cũng cần có cơ chế giám sát ngược đối với hoạt động kiểm tra, giám sát, tránh việc nhũng nhiễu, quan liêu trong hoạt động này.

iv)Hoạt động kiểm tra, giám sát phải đảm bảo tính nghiêm minh, theo đó cán bộ kiểm tra, giám sát cần đảm bảo tinh thần công minh - chính xác - kịp thời, việc xử lý kỷ luật đúng người, đúng sai phạm, đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình xử lý, phải lấy ngăn ngừa, giáo dục làm mục đích chính.

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với làng nghề

2.2.2.1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đốivới làng nghề với làng nghề

Thứ nhất, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ tư

Tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang dần xóa nhòa đi ranh giới địa lý giữa các quốc gia, dẫn tới sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu, khi mức thuế suất trung bình dành cho hàng nhập khẩu chỉ còn duy trì ở mức trung bình 0 - 5%, tạo nên sự bình đẳng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Điều này đặt các làng nghề trước nhiều thách thức, trong đó việc cạnh tranh bằng giá như trước đây không còn là lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt các cơ quan QLNN đối với làng nghề trước nhiều thách thức, mà điểm khó khăn nhất chính là thay đổi các thực hành QLNN theo đúng các cam kết về thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế… mà Việt Nam đã ký với các quốc gia khác. Để bảo vệ nền kinh tế địa phương

đồng thời thúc đẩy kinh tế phát triển công bằng, lành mạnh, bền vững, đòi hỏi các cơ quan QLNN cấp tỉnh phải thường xuyên cập nhật, học hỏi và tiếp thu các thực hành mới trong QLNN đối với nền kinh tế nói chung, đối với các làng nghề nói riêng.

Bên cạnh đó, sự lan rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ, toàn diện tới đời sống quốc gia, con người, Nhà nước và pháp luật theo nhiều hướng, bản thân chính quyền các tỉnh cũng cần tự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, khi ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp 4.0. Việc áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, truyền thông và internet vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung, sản xuất, kinh doanh nghề nói riêng, đã khiến cho những phương thức quản lý cũ của cơ quan QLNN trở nên lỗi thời, đòi hỏi cần có sự thay đổi về nhận thức, phương thức quản lý, điều hành đối với lĩnh vực làng nghề. Trong đó việc triển khai và đẩy mạnh chính phủ điện tử, cải cách hành chính theo hướng tinh gọn là yêu cầu được đặt lên hàng đầu.

Vai trò của chính quyền các tỉnh trong thời đại công nghệ 4.0 không chỉ là quản lý, điều hành, định hướng mà còn phải là kiến tạo, thúc đẩy; xây dựng và phát triển xã hội số, nền kinh tế tri thức, kinh tế số. Việc quản lý và điều hành các làng nghề không chỉ dừng lại ở các chức năng truyền thống, mà còn phải tạo hành lang cho các làng nghề phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, tạo nên giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nghề, phát triển thương mại điện tử…

Thứ hai, luật pháp và cơ chế chính sách

Luật pháp và cơ chế chính sách là khung thể chế cơ bản điều chỉnh hoạt động của các làng nghề, bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật; văn bản áp dụng quy phạm pháp luật, gồm các văn bản có tính chất gần với văn bản pháp quy, nhưng lại có tính chất cá biệt, chứa đựng những quy tắc xử sự riêng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Khung thể chế về làng nghề của Nhà

nước có ảnh hưởng lớn tới sự QLNN của chính quyền cấp tỉnh đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nghề truyền thống trong các làng nghề, cụ thể:

- Khung thể chế giúp cho các cơ quan QLNN cấp tỉnh áp dụng trong công tác chỉ đạo điều hành để tạo điều kiện tốt nhất cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nghề truyền thống hoạt động nhằm đem lại lợi nhuận cho người sản xuất, kinh doanh để tiếp tục đầu tư và mở rộng sản xuất đồng thời tăng thu nhập cho người lao động, từ đó thu hút người dân tham gia vào sản xuất trong các làng nghề;

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nghề trên cơ sở tôn trọng hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như các công ước quốc tế, hiệp định thương mại mà Việt Nam là thành viên;

- Hạn chế những tiêu cực, sai phạm cả trong QLNN đối với làng nghề và trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh nghề trên phạm vi cả nước.

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để quản lý các hoạt động của làng nghề bền vững trong điều kiện mới đòi hỏi hệ thống pháp luật vừa mang tính ổn định lâu dài, vừa phải thường xuyên cập nhật, điều chỉnh để bao quát đầy đủ các vấn đề phát sinh trong quản lý làng nghề

Thứ ba, điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật

Có thể hiểu điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công tác QLNN đối với làng nghề bao gồm: Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý hành chính của các cơ quan hành chính sự nghiệp công lập; mạng lưới thông tin liên lạc; các phương tiện vật chất tham gia vào việc ban hành, thực thi chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh… Những điều kiện cơ sở vật chất này góp phần tạo thuận lợi cho quá trình xây dựng, ban hành, thực thi chính sách phát triển liên quan tới làng nghề trên địa bàn; nếu thiếu chúng, việc đưa các chính sách

vào cuộc sống hoặc thực hiện các chức năng QLNN của chính quyền địa phương sẽ gặp nhiều trở ngại. Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phụ thuộc phần lớn vào điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cũng như định hướng,

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 59 - 62)