Thực trạng làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 81 - 83)

2012 - 2017

Là một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, Thanh Hóa có nhiều LNTT được hình thành từ rất lâu, vẫn có tiếng cho tới ngày nay như làng đúc đồng Thiệu Trung, làng đúc bạc Đại Bái - Thiệu Hóa. Trong cơ chế thị trường, nhờ nắm bắt được nhu cầu của thị trường, nhanh chóng mở rộng sản xuất, nhiều làng nghề đã phát triển với quy mô lớn hơn, hình thành các “xã nghề”, “huyện nghề" như xã Hoằng Thịnh, Hoằng Hóa - với nghề mây tre đan, huyện Nga Sơn - với nghề dệt chiếu cói.

Mặc dù thời gian trước đây, ngành nghề TTCN của tỉnh phát triển khá chậm, đặc biệt một số ngành, nghề còn bị mai một, ví dụ như làng nghề đúc đồng Trà Đông (Thiệu Trung, Thiệu Hóa); làng nghề chạm, khắc đá Nhuệ

Thôn (Đông Hưng, Đông Sơn); nghề gốm ở thành phố Thanh Hóa…song trong những năm gần đây, nhờ những chính sách phát triển làng nghề của tỉnh và Nhà nước, nghề và làng nghề TTCN đã có nhiều chuyển biến, nhất là trong chất lượng, mẫu mã, số lượng, giá cả sản phẩm, phục vụ tốt nhu cầu của xã hội, giúp các làng nghề mở rộng thị trường, thậm chí phát triển các sản phẩm mới và hình thành các làng nghề mới. Cụ thể, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã cụ thể hóa Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ, cùng với đó, tỉnh cũng ban hành Nghị quyết số 03 - NQ/ TU ngày 24/11/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về phát triển ngành nghề TTCN và làng nghề cũng nhấn mạnh: “Củng cố, xây dựng và phát triển ngành nghề, TTCN là yêu cầu cấp bách trước mắt, là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, là giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, CNH, HĐH quê hương, đất nước" [73, tr.2].

Những quyết tâm phát triển nghề trên địa bàn cũng được cụ thể hóa trong Quyết định số 467/2003/CT-UB của Chủ tịch UBND tỉnh về một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, theo đó Thanh Hóa xác định cần "đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, phấn đấu 50% số xã có làng nghề " [85, tr.53]. Tiếp đó, UBND tỉnh đã cho xây dựng và phê duyệt đề án phát triển ngành nghề TTCN, làng nghề TTCN giai đoạn 2006 - 2010, định hướng 2015 theo Quyết định số 1655/QĐ-UBND ngày 13/6/2006 [87]. Nhờ có sự quyết tâm mạnh mẽ, chính sách đúng đắn mà Thanh Hóa đã tạo ra những điều kiện cần thiết, kích thích các làng nghề phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng cơ sở nghề, số lượng làng nghề cũng như chủng loại, mẫu mã và chất lượng sản phẩm nghề.

Bảng 3.1. Một số đóng góp của làng nghề đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2012-2017

Kết quả thực hiện

TT Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính giai đoạn 2012-2017

Năm 2012 Năm 2017 1 Số lượng làng nghề Làng 127 155 - Trong đó: Số làng nghề được Làng 90 công nhận 2 Bình quân/huyện Làng 4.7 5,7 3 Giá trị SX Tỷ đồng 12.500 18.300

4 Xuất khẩu Triệu USD 47,3 97,6

5 Đóng góp cho NSNN Tỷ đồng 25,8 70,8

6 Số lao động Nghìn người 236 337

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 81 - 83)