Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 142 - 150)

- Trong đó: Lao động trong Nghìn người 26,5 38,7 các làng nghề

4.2.3.Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề

1. Doanh thu /năm (Triệu đồng)

4.2.3.Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề

Trong khi xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết các làng nghề, cần đảm bảo tính đồng bộ của cơ sở hạ tầng, nhất là của các cụm công nghiệp - làng nghề; cần đưa các yếu tố tác động tới môi trường vào xem xét; kiên quyết không đưa vào quy hoạch, xây dựng, vận hành, khai thác các cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường.

4.2.3. Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề triển làng nghề

Thứ nhất, cần xây dựng, bổ sung và hoàn thiện quy trình xây dựng chính

sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh, thống nhất đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm xây dựng chính sách, thực hiện chính sách nhằm tránh sự chồng chéo về chức năng, trách nhiệm. Đảm bảo quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách phát triển làng nghề của Trung ương tới địa phương được thông suốt, nhanh chóng, kịp thời.

Thứ hai, chính sách thị trường và xúc tiến thương mại.

Hiện nay đây là khâu khó khăn đối với phát triển làng nghề của tỉnh. Vì thế cần chú ý quan tâm tập trung hoàn thiện chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Ở phạm vi cấp tỉnh, Sở Công thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chính sách xúc tiến thương mại phù hợp với các sản phẩm nghề.

Đối với thị trường trong tỉnh, cần phát triển hệ thống chợ và các trung tâm thương mại, đây được coi là kênh phát triển hiệu quả, nhất là phù hợp với định hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch của Thanh Hóa trong những năm tới. Cần phải có kế hoạch xây dựng và kết nối các trung tâm thương mại của tỉnh với các trạm dừng chân ven đường tại các trung tâm du lịch và các làng nghề trọng điểm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm làng nghề tại các làng

nghề phù hợp và trên khắp cả tỉnh. Đối với những loại sản phẩm nghề phục vụ tại chỗ, cần nghiên cứu phương án khai thác thị trường nội tỉnh tối đa, như cung cấp cho các khu công nghiệp tập trung, khu đô thị, khu du lịch, điểm lễ hội; tăng cường quảng bá tiếp thị thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, tổ chức các cuộc thi chất lượng sản phẩm…

Đối với thị trường ngoại tỉnh, chú trọng phát triển các thị trường truyền thống là các tỉnh lân cận như Nghệ An, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình… Mở rộng thêm các thị trường tiềm năng khác như Hà Nội, Hải Phòng thông qua các kênh phân phối như nhà hàng, khách sạn, siêu thị; xây dựng các kênh đại lý trực tiếp, dần xây dựng các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm trực tiếp.

Đối với thị trường nước ngoài thì tập trung phát triển theo chiều sâu các mặt hàng đã có sẵn thị trường như tre cuốn, than tre, mộc mỹ nghệ từ gỗ rừng trồng, nón lá, hàng thủ công mỹ nghệ… Xây dựng phương án phát triển thị trường cho các mặt hàng có tiềm năng là thủy sản, bánh gai, bánh đa nem, bưởi, kén tằm sắn, tơ lụa, chiếu cói… Trong đó xây dựng phương án chi tiết từng mặt hàng tới từng thị trường.

Kết hợp với các lễ hội, các mùa du lịch để định kỳ tổ chức các hội chợ trưng bày và bán sản phẩm làng nghề của tỉnh, tạo điều kiện trình diễn kỹ thuật sản xuất của các ngành nghề khác nhau cũng như trình diễn các giá trị văn hóa phi vật thể của vùng đất Thanh Hóa.

Xây dựng các kênh thông tin dễ dàng truy cập như website, biên soạn các tài liệu ngôn ngữ về các sản phẩm làng nghề của tỉnh; xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm nghề nông thôn, các làng nghề; hỗ trợ các hội chuyên ngành trong tìm hiểu thông tin thị trường cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại của hội.

Thứ ba, hoàn thiện các chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế

tham gia phát triển làng nghề trên địa bàn

Để thu hút mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia phát triển làng nghề, UBND tỉnh cùng các cơ quan tham mưu xây dựng và đề xuất các chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, kinh doanh nghề nông thôn; tham gia đào tạo nguồn nhân lực, lao

động ngành nghề nông thôn trên toàn tỉnh. Cần tạo điều kiện khuyến khích thành lập và mở rộng hoạt động của các hiệp hội làng nghề, hiệp hội bán buôn, bán lẻ, chợ, siêu thị hoạt động hiệu quả.

Cần quan tâm tới thành phần kinh tế tư nhân nhỏ (các cơ sở sản xuất nghề quy mô nhỏ) thông qua những chính sách cụ thể, hợp lý (tăng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đào tạo nghề…). Hàng năm cần dành một phần kinh phí từ nguồn ngân sách cho hoạt động xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm làng nghề, quảng bá sản phẩm, khuyến khích các cơ sở nghề tổ chức, tham gia hội chợ thương mại cũng như nghiên cứu khoa học về phát triển ngành nghề và LNTT trên địa bàn tỉnh.

Thứ tư, xây dựng chính sách hỗ trợ kinh phí trực tiếp theo quy định tại

quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. Ủy ban nhân dân tỉnh sớm có quy định cụ thể hình thức, định mức hỗ trợ cụ thể. Có chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề để cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng làng nghề: Đường giao thông, điện, nước sạch; hệ thống tiêu, thoát nước; xây dựng trung tâm, điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm làng nghề. Ở đây cần tuân thủ nghiêm quy định về nguyên tắc tắc ưu tiên do Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 quy định về phát triển ngành nghề nông thôn là ưu tiên đầu tư cho “các làng nghề có nguy cơ mai một, thất truyền; làng nghề của đồng bào dân tộc thiểu số; làng nghề có thị trường tiêu thụ tốt; làng nghề gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới; làng nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương; làng nghề gắn với việc bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa thông qua các nghề truyền thống”.

Thứ năm, hoàn thiện chính sách huy động vốn, tài chính và chính sách

tín dụng cho làng nghề

Hoàn thiện chính sách huy động vốn, tài chính và tín dụng, thực hiện hỗ trợ vốn phát triển sản xuất nghề theo hướng linh hoạt, sử dụng các nguồn tài chính ngoài ngân sách (chủ yếu là vốn xã hội hóa) theo hướng:

- Vốn được huy động từ các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, HTX… Để có được

nguồn vốn để triển khai tổ chức thực hiện quy hoạch, ngoài việc huy động vốn tối đa trong khu vực dân cư (từ các tổ chức kinh tế tham gia sản xuất, các doanh nghiệp và các hộ gia đình…), tỉnh Thanh Hóa cần nhanh chóng xây dựng và ban hành cũng như triển khai kế hoạch huy động vốn. Thanh Hóa cần nghiên cứu phương án huy động toàn bộ các nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, TTCN, nông nghiệp nông thôn bao gồm: nguồn vốn của các thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác, công ty cổ phần, cá thể, vốn liên doanh liên kết, vốn vay các chương trình và vốn đầu tư nước ngoài. Cần coi trọng nguồn vốn ngoài ngân sách, nhất là vốn để phát triển sản xuất, coi đây là nguồn chủ yếu để phát triển sản xuất của làng nghề trong giai đoạn tiếp theo.

- Vốn được xây dựng dựa trên nguyên tắc tương hỗ, nhà nước và nhân dân cùng làm, xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, khai thác cơ sở hạ tầng chung. Đặc biệt, trong lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nông thôn nói chung và NNNT nói riêng, Nhà nước (huy động từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương là chủ yếu) đóng vai trò chính yếu, là tiền đề thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội địa phương cũng như các làng nghề trên địa bàn tỉnh.

- Cần nhanh chóng tăng vốn tín dụng ưu đãi, vốn từ các chương trình kích cầu của nhà nước cho các cơ sở nghề, các doanh nghiệp nghề được vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ, sản xuất mặt hàng mới và mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Tăng cường thu hút các nguồn vốn ưu đãi nước ngoài như vốn ODA, vốn tài trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ hỗ trợ NNNT, xây dựng chương trình ưu đãi đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và từ khu vực thành thị vào các vùng nông thôn, làng nghề.

- Nhanh chóng triển khai và thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, coi đây là công cụ chính sách quan trọng để đẩy nhanh tiến trình phát triển của các ngành nghề nông thôn trên địa bàn.

Thứ sáu, cải tiến chính sách thuế địa phương, hỗ trợ, khuyến khích hoạt

động của các làng nghề

Trong phạm vi quyền hạn của địa phương, UBND tỉnh Thanh Hóa cần có nhiều chính sách hơn để hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh nghề, nhất là những doanh nghiệp mới thành lập. Ví dụ, có thể miễn thuế (3 - 5 năm tùy thuộc vào ngành nghề, sản phẩm) cho các cơ sở mới được thành lập; nếu như trong 2 - 3 năm tiếp theo, doanh nghiệp vẫn chưa tự đứng vững được, có thể xem xét gia hạn giảm 50 - 70% thuế thu nhập doanh nghiệp… Để khuyến khích doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, UBND Tỉnh cần chỉ đạo Cục thuế tỉnh xem xét việc áp dụng chính sách thuế ưu đãi, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất, kinh doanh và định hướng mở rộng trong trung hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề đầu tư đổi mới công nghệ, cần xây dựng chính sách thuế ưu đãi (thậm chí không đánh thuế giá trị gia tăng) cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị trong 2 - 3 năm đầu. Bên cạnh đó, các chi phí như nghiên cứu triển khai sản xuất thử sản phẩm mới, chi phí đào tạo nghiệp vụ, dạy nghề được phép tính vào chi phí trước thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cơ quan thuế địa phương cần linh hoạt hơn trong cách tính thuế giá trị gia tăng cho các dạng đầu vào đặc biệt là sản phẩm có nguồn đầu vào từ nguyên liệu phế thải, nguyên liệu không thể xuất hóa đơn đầu vào…

Thứ bảy, xây dựng các chính sách vùng nguyên liệu bền vững cho các

làng nghề thông qua phát triển các chương trình như:

Theo tỉnh theo đúng tinh thần của Quyết định số 2409/2006/QĐ-UBND [89] và Quyết định số 2541/2008/QĐ-UBND [92] của UBND tỉnh Thanh Hóa về khuyến khích phát triển TTCN và ngành nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cần tập trung xây dựng cơ chế chính sách nhằm thực hiện các chương trình sau đây:

- Chương trình phát triển lương thực: trọng tâm là đẩy mạnh công tác thâm canh, quy hoạch các vùng lúa chất lượng cao, bố trí phù hợp thuận lợi cho

việc sản xuất và thu hoạch. Phát triển các loại cây lương thực khác để đảm bảo nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc cho phát triển chăn nuôi của tỉnh.

- Chương trình phát triển các cây nguyên liệu gồm sắn, mía đường, cao su, dâu tằm, cây ăn quả, đậu tương, lạc, dứa, cói, rau quả các loại… với quy mô hợp lý, phù hợp với quy hoạch

- Chương trình phát triển thủy sản, tập trung cả khai thác lẫn nuôi trồng thủy sản, phát triển nhanh đánh bắt xa bờ gắn với việc nâng cấp chuyển đổi nghề, đưa ngành thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong nuôi trồng, cần chú ý đầu tư giống, thức ăn và vệ sinh thủy sản, nhất là các loại đặc sản, thủy sản có năng suất, chất lượng cao. Đầu tư công nghệ để gia tăng hàm lượng chế biến, giá trị gia tăng cho các mặt hàng thủy sản xuất khẩu.

- Chương trình phát triển chăn nuôi: chú trọng đầu tư giống, thức ăn, thú y, mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp hướng tới xuất khẩu.

- Chương trình phát triển lâm nghiệp: tập trung tăng diện tích rừng sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật giống cây lâm nghiệp và thâm canh rừng. Trong đó ưu tiên phát triển các nguồn nguyên liệu có thế mạnh của tỉnh để phát triển các loại nghề nông nghiệp nông thôn như gạo, ngô, sắn, tre, luồng, gỗ keo, cói… theo hướng xây dựng vùng nguyên liệu bền vững, đảm bảo cho việc sản xuất hàng xuất khẩu.

Thứ tám, tăng cường xây dựng chính sách đẩy mạnh ứng dụng khoa học

công nghệ, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường trong các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Ủy ban nhân dân tỉnh cần xây dựng chính sách hữu hiệu, nhằm khuyến khích việc ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất tại các làng nghề, cơ sở nghề trong thời gian ngắn nhất, ở những công đoạn thích hợp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc ứng dụng khoa học công nghệ cần tập trung vào:

+ Chuyển giao ứng dụng các tiến bộ về khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất nghề trên địa bàn tỉnh;

+ Chuyển giao ứng dụng các dây chuyền thiết bị quy mô nhỏ và vừa để đảm bảo các công nghệ tiên tiến được đưa vào sản xuất, từng bước thay thế các công nghệ lạc hậu để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nghề trong khu vực nông thôn;

+ Hỗ trợ đưa các công nghệ mới vào sản xuất nghề nhằm tăng hàm lượng sản phẩm chế biến sâu, tiến đến việc đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới; khuyến khích các cơ sở ngành nghề nông thôn đầu tư các máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo những giá trị truyền thống, nhất là đối với những ngành hàng thủ công, mỹ nghệ. Hỗ trợ các cơ sở NNNT đổi mới công nghệ thiết bị, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề.

+ Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để hỗ trợ kiến thức và thực hành cho người dân tại các khu vực nông thôn. Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cần đi vào thực chất, cần phải được bố trí, tổ chức phù hợp với đặc điểm sản xuất tại mỗi địa bàn, mỗi làng nghề, có như vậy mới phát huy hết hiệu quả, hỗ trợ hữu hiệu cho các cơ sở nghề, làng nghề, xã nghề và huyện nghề.

- Tăng cường nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh, từ đó hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, làng nghề theo từng ngành hàng nhất định; phát triển các mô hình liên kết sản xuất. Đặc biệt để tạo hiệu quả cho chính sách phát triển công nghệ tại các làng nghề, cần kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn, thực hiện liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ; ngân hàng đứng ra hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;

- Chú trọng áp dụng công nghệ mới, tiên tiến trong xử lý chất thải, vệ sinh, môi trường, đảm bảo sự bền vững của toàn bộ làng nghề và của toàn tỉnh. UBND tỉnh cần quán triệt các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các thủ tục đánh giá hiện trạng môi trường đối với toàn bộ các cụm

tiểu thủ công nghiệp - làng nghề, các cơ sở sản xuất nghề, sau đó thực hiện phân loại các cụm, cơ sở nghề này. UBND tỉnh cùng các sở chuyên trách cũng cần nghiên cứu tìm hiểu cơ chế hiệu quả để khuyến khích các cơ sở nghề đầu tư chiều

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 142 - 150)