Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề ở nước ngoà

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 68 - 70)

2.3.1.1. Kinh nghiệm ở Nhật Bản [39]

Nhật Bản là đất nước có nền công nghiệp phát triển, song phát triển làng nghề cũng được chú trọng, nhiều ngành nghề mới được phát triển như kim hoàn, sơn mài, chế biến thực phẩm… Nhật Bản chú trọng phát triển loại hình xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở các gia đình. Chính phủ Nhật Bản cũng đã có những chính sách để bảo tồn và phát triển làng nghề. Vào những năm 70 thế kỷ XX ở tỉnh Oita đã có chương trình “Mỗi thôn làng một sản phẩm" phong trào này phát triển khá tốt trên đất nước Nhật Bản. Nhận thức được vai trò quan trọng của làng nghề, từ năm 1974 Nhật Bản đã có Luật

nghề truyền thống. Bên cạnh đó, nhà nước cũng ban hành nhiều chính sách khuyến khích như chính sách khuyến khích phát triển nghề truyền thống, chính sách đào tạo nghề, chính sách xây dựng các trung tâm nghiên cứu; chính sách tín dụng hỗ trợ cho làng nghề phát triển,…

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc [39]

Trung Quốc có nhiều nghề thủ công lâu đời nổi tiếng như tơ lụa, vải, làm giấy… Đầu Thế kỷ XX, chủ yếu thợ thủ công sản xuất trong làng nghề, hộ gia đình, sau này được tổ chức thành Hợp tác xã và phát triển thành xí nghiệp Hương Trấn, có vai trò rất quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Chính phủ Trung quốc rất quan tâm phát triển ngành nghề trong các xí nghiệp Hương Trấn. Chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách để phát triển ngành nghề như chính sách thuế, tín dụng, xuất khẩu, kích cầu, bảo hộ hàng nội địa, chính sách công nghệ, hỗ trợ vùng nguyên liệu, trợ giá hàng nông thôn, chính sách phát triển chế biến vùng nông thôn… Trong tổ chức quản lý phát triển làng nghề, chính phủ đẩy mạnh việc phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương.

2.3.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan [1]; [132]

Thái Lan là một nước có nhiều nghề truyền thống, Chính phủ Thái Lan rất chú trọng và chủ động khôi phục và phát triển làng nghề. Năm 2001 có chương trình “Một làng nghề, một sản phẩm" đã tạo ra sự phát triển nghề, làng nghề khá mạnh trong cả nước, mỗi làng chọn một sản phẩm có thế mạnh để chiếm lĩnh các thị trường. Chương trình này dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản là: (1) Mang tính địa phương, nhưng phải tiến ra toàn cầu; (2) Phát huy tính tự lực và sáng tạo; (3) Phát triển nguồn nhân lực, phát triển làng thủ công mỹ nghệ truyền thống là mục tiêu có tính toàn diện. Để thực hiện tốt chương trình “Một làng nghề, một sản phẩm" Chính phủ đã đề ra các chính sách hỗ trợ như: Chính sách tín dụng giúp người lao động dễ tiếp cận; chính sách đào tạo,

Chính phủ chú trọng đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng ngắn hạn, mở lớp đào tạo; chính sách xuất khẩu đối với gốm sứ và đồ trang sức.

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 68 - 70)