Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với làng nghề

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 47 - 49)

Thứ nhất, đảm bảo sự thống nhất giữa tính chính trị và tính kinh tế, giữa

tập trung và dân chủ trong QLNN đối với làng nghề.

- Thống nhất giữa tính chính trị và tính kinh tế trong quản lý nhà nước đối với làng nghề có nghĩa là đường lối, chính sách phát triển làng nghề phải

phản ánh được nhu cầu và quy luật phát triển của làng nghề trong nền kinh tế hiện nay. Chỉ trong điều kiện đó, Đảng, Chính phủ và Nhà nước ta mới lãnh đạo, quản lý đối với làng nghề có hiệu quả. Nếu như trong phát triển kinh tế, chỉ chú trọng tới tăng trưởng kinh tế một chiều, không quan tâm tới các khía cạnh chính trị và xã hội, sẽ dẫn tới những sai lầm trong lãnh đạo nền kinh tế như tệ quan liêu, tham nhũng, chủ quan duy ý chí, kìm hãm sự phát triển kinh tế, thậm chí có thể đánh mất chế độ xã hội. Do vậy, nguyên tắc này nhằm đảm bảo quan hệ đúng đắn giữa phát triển kinh tế và ổn định chính trị, tư tưởng; tạo được động lực cùng chiều cho các nhóm đối tượng trong xã hội.

- Thống nhất giữa tập trung và dân chủ trong QLNN đối với làng nghề có

nghĩa là cần kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa việc tập trung và dân chủ trong mối quan hệ hữu cơ, biện chứng nhằm đảm bảo hoạt động kinh tế của các làng nghề được đảm bảo quyền tự do (dân chủ), đồng thời, trong một chừng mực nhất định, các hoạt động kinh doanh nghề đó có ảnh hưởng trực tiếp, rõ rệt tới lợi ích của nhà nước (ở cấp địa phương - tỉnh), lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, vì thế, Nhà nước cũng phải có quyền (tập trung). Nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ, cơ quan QLNN phải có kế hoạch chung trong phát triển làng nghề; thống nhất trong ban hành chính sách pháp luật liên quan tới phát triển làng nghề; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các cơ sở sản xuất,

kinh doanh nghề với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân; tăng cường sự phân cấp, phân quyền trong QLNN đối với làng nghề, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cấp cơ sở (xã, huyện) trong đề ra chủ trương chính sách phát triển làng nghề phù hợp với đặc trưng nghề và điều kiện của địa phương…

Thứ hai, kết hợp chặt chẽ giữa QLNN đối với làng nghề theo ngành và

theo lãnh thổ.

Trong đó, việc thực hiện QLNN theo ngành phải đảm bảo quản lý về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của chính quyền cấp tỉnh đối với tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong làng nghề. Việc quản lý nhà nước theo lãnh thổ phải đảm bảo tổ chức, điều hòa phối hợp hoạt động của tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề trên địa bàn, đảm bảo việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển làng nghề theo cơ cấu hợp lý, có hiệu quả. Về cơ bản, việc kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ trên mọi lĩnh vực liên quan tới phát triển làng nghề nhằm tránh tư tưởng cục bộ địa phương của chính quyền các tỉnh, huyện, xã.

Thứ ba, đảm bảo sự độc lập tương đối giữa QLNN đối với làng nghề với

quản lý sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh doanh nghề trên địa bàn. Cần phân biệt rõ chức năng quản lý của nhà nước (chính quyền địa phương cấp tỉnh) với chức năng sản xuất, kinh doanh, hạch toán của doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh nghề. Nguyên tắc này đảm bảo tính độc lập kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Các chính sách của nhà nước trong phát triển làng nghề cần tôn trọng tính tự do kinh doanh và tự chịu trách nhiệm của các đơn vị kinh tế trong nền kinh tế thị trường và trong khuôn khổ pháp luật cho phép, tránh dùng quyền lực nhà nước áp đặt, can thiệp sâu vào hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề, làm thui chột tính năng động, sáng tạo và hạn chế hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Thứ tư, kết hợp hài hòa các lợi ích trong xã hội (giữa lợi ích của lao

động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề, của cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề với lợi ích của dân cư vùng làng nghề, của địa phương có nghề) nhằm đảm bảo tính định hướng XHCN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung, phát triển các làng nghề nói riêng.

Nội dung của nguyên tắc này cho thấy Nhà nước khi thực hiện đường lối phát triển kinh tế đúng đắn, cần vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đặc điểm của đất nước; xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề chuẩn xác; vận dụng các công cụ kinh tế, đòn bẩy kinh tế để phát huy hết tiềm năng, cơ hội phát triển của các làng nghề trong giai đoạn hiện nay.

Thứ năm, đảm bảo tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả, công bằng.

Đảm bảo hiệu lực thể hiện ở việc cơ quan QLNN ban hành chính sách làng nghề phải được thực thi và đạt được mục tiêu trong thực tiễn. Đảm bảo hiệu quả kinh tế thể hiện ở kết quả đầu ra phải nhỏ hơn chi phí bỏ ra xây dựng và thực thi chính sách phát triển làng nghề. Đảm bảo kinh tế yêu cầu việc quản lý phải dựa trên huy động được đầu vào với chi phí thấp nhất. Tính công bằng được thể hiện ở việc phân phối lợi ích từ phát triển làng nghề công bằng cho các đối tượng, các nhóm lợi ích liên quan trong xã hội [74, tr 68 -92].

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 47 - 49)