Lao động phụ (Người)

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 88 - 93)

- Trong đó: Lao động trong Nghìn người 26,5 38,7 các làng nghề

6.2.Lao động phụ (Người)

1. Diện tích đất đai, nhà xưởng, kho tàng

6.2.Lao động phụ (Người)

phụ (Người) 6.3. Lao động thường xuyên (Người) 6.4. Lao động thời vụ (Người) 6.5. Lao động tốt nghiệp Trung học phổ thông trở lên (Người) 6.6. Lao động chưa tốt nghiệp THPT (Người) 6.7. Lao động đã được đào tạo nghề

(Người) 6.8. Lao động chưa qua đào tạo (Người) 2012 2013 2014 2015 2016 Bình quân 1,1 1,1 1,3 2,1 2,3 Ít nhất 0 0 0 0 0 Nhiều nhất 100 100 100 150 150 Bình quân 3,4 3,5 3,7 3,8 3,9 Ít nhất 0 0 0 0 0 Nhiều nhất 40 45 47 50 60 Bình quân 0,8 0,8 0,9 1,7 1,9 Ít nhất 0 0 0 0 0 Nhiều nhất 100 100 100 150 150 Bình quân 1,9 1,9 2,1 2,5 2,6 Ít nhất 0 0 0 0 0 Nhiều nhất 60 60 70 100 100 Bình quân 2,3 2,4 2,5 2,9 3,2 Ít nhất 0 0 0 0 0 Nhiều nhất 60 60 60 100 100 Bình quân 2,3 2,5 2,7 3,7 4,0 Ít nhất 0 0 0 0 0 Nhiều nhất 120 120 130 200 200 Bình quân 1,8 1,8 1,9 1,8 1,9 Ít nhất 0 0 0 0 0 Nhiều nhất 18 18 18 14 15

Nguồn: Điều tra của tác giả, năm 2017 Trong thời gian qua, hoạt động

sản xuất, kinh doanh và quy mô các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều thay đổi tích cực, cụ thể:

Thứ nhất, diện tích đất đai, nhà xưởng, kho tàng cho sản xuất tăng:

Kết quả điều tra của tác giả về diện tích đất đai, nhà xưởng, kho tàng phục vụ cho sản xuất của một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được trình bày trong Bảng 3.3 cho thấy diện tích bình quân đã tăng dần theo các năm từ 2012 đến 2016 (tăng từ 442,4 lên 467,1 m²/hộ, doanh nghiệp gọi chung là cơ sở), cơ sở có diện tích nhà xưởng ít nhất là 3 đến 4 m² và có 01 cơ sở có diện tích lớn nhất (30.334 m²). Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt tham gia vào tất cả các ngành sản xuất, trong đó có các làng nghề.

Thứ hai, nguồn vốn sản xuất, kinh doanh tăng cả về vốn cố định, vốn

lưu động, vốn tự có, vốn đi vay. Vốn cố định bình quân của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề trong tỉnh Thanh Hóa đã tăng dần qua các năm từ 2012 đến 2016 (tăng từ 317,5 lên 411,1 triệu đồng). Vốn lưu động bình quân của các cơ sở đã khảo sát đã tăng dần theo các năm từ 2012 đến 2016 (tăng từ 278,4 triệu đồng lên 430,6 triệu đồng), bên cạnh đó cơ sở có vốn lưu động nhiều nhất cũng tăng dần qua các năm từ 2012 là 10.000 lên 20.000 triệu đồng trong năm 2016. Vốn tự có tăng dần theo các năm từ 2012 đến 2016 (tăng từ 194,4 lên 295,3 triệu đồng). Vốn đi vay tăng dần qua các năm trong đó phần rất lớn vốn đi vay là vay của ngân hàng (81,2 triệu năm 2012 đến 139,7 triệu đồng năm 2016), cơ sở vay nhiều nhất là 6.000 triệu đồng năm 2012 tăng dần lên 13.000 triệu đồng năm 2016 và toàn bộ số tiền đi vay này là vay của ngân hàng (Bảng 3.3).

Thứ ba, lao động trong các làng nghề tăng. Bình quân số lao động chính đã

tăng dần trong các năm từ 2012 đến 2016 (tăng từ 3,1 lên 3,6 lao động/cơ sở), số lao động phụ bình quân đã tăng dần lên trong các năm từ 2012 đến 2016 (tăng từ 1,1 lên 2,3 lao động). Số lao động thường xuyên của các cơ sở cũng đã tăng dần trong các năm từ 2012 đến 2016 (tăng từ 3,4 lên 3,9 lao động). Tuy vậy, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề tăng không đáng kể trong những năm vừa qua, thậm chí còn giảm đi về mặt tương đối (56,7% lao động không được đào tạo nghề trong các năm từ 2012 - 2015, và năm 2016 con số này là 57%).

Thứ tư, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh khả quan hơn. Doanh thu

của các cơ sở tăng dần, tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước tăng cả về số tuyệt đối và tương đối. Việc phát triển các NNNT đã giúp tỉnh Thanh Hóa hàng năm giải quyết trên 110 nghìn lao động. Năm 2016, tổng số lao động làng nghề đạt trên 330 nghìn lao động, mỗi năm trung bình tạo thêm 14 nghìn việc làm mới. Bên cạnh đó, các làng nghề đã gia tăng thêm thu nhập của các lao động nghề đạt từ 600.000 đồng tới 1.800.000 đồng, gấp 1,2 đến 3 lần so với lao động thuần nông [119]. Tuy vậy, thu nhập của người lao động so với

thu nhập bình quân tháng từ việc làm chính của lao động làm công hưởng lương vẫn còn quá thấp (từ 3,3 triệu đồng năm 2012 và tăng lên 3,8 triệu đồng năm 2016), người có thu nhập thấp nhất là 0,5 triệu và cao nhất là 21 triệu đồng năm 2016 (Bảng 3.5). Đặc biệt, giá trị tiêu thụ sản phẩm bình quân/năm trên địa bàn tỉnh đã tăng dần trong các năm từ 2012 đến 2016 (tăng từ 649,5 lên 978,4 triệu đồng) (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2012 - 2016 2012 2013 2014 2015 2016 1. Giá trị sản phẩm tiêu thụ/năm (Triệu đồng) 1.1. Xuất khẩu (Triệu đồng) 1.2. Tiêu thụ ngoài tỉnh (Triệu đồng) 1.3. Tiêu thụ trong tỉnh, trong huyện, trong làng xã (Triệu đồng) 2. Giá trị nguyên nhiên vật liệu mua vào/năm (Triệu đồng) 2.1. Nhập khẩu từ nước ngoài (Triệu đồng) 2.2. Mua từ các địa phương khác (Triệu đồng) Bình quân 649,5 716,4 809,7 904,7 978,4 Ít nhất 17,6 18,8 9 9 9 Nhiều nhất 30100 33445 39346 49183 49329 Bình quân 10,3 10,2 10,3 10,3 10,2 Ít nhất 0 0 0 0 0 Nhiều nhất 3000 3000 3000 3000 3000 Bình quân 286,6 309,3 339,9 422,3 467,0 Ít nhất 0 0 0 0 0 Nhiều nhất 11930 12400 14180 14820 18375 Bình quân 351,9 396,7 446,4 467,8 496,9 Ít nhất 0 0 0 0 0 Nhiều nhất 30100 33445 39346 34428 34535 Bình quân 440,8 422,6 479,5 550,7 609,6 Ít nhất 0 0 0 0 0 Nhiều nhất 24682 27425 32236 40330 40450 Bình quân 85,1 93,9 110,4 138,1 138,5 Ít nhất 0 0 0 0 0 Nhiều nhất 24682 27425 32236 40330 40450 Bình quân 246,8 290,5 334,6 378,8 444,8 Ít nhất 0 0 0 0 0 Nhiều nhất 12000 18000 21000 24000 28500

Thứ năm, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng. Qua thống kê của

Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa năm 2016, trong giai đoạn 2012 - 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nghề nông thôn của tỉnh đạt 200.199.000 USD (chiếm hơn 45% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh), trong đó, chủ yếu là nhóm mặt hàng chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (125.463.000 USD); Sản xuất vật liệu xây dựng, mây tre đan, dệt may đạt (63.865.000 USD); Sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ đạt 10.871.000 USD), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 19,2% trong suốt thời kỳ 2011 - 2016. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm: đồ gỗ, rau củ quả chế biến các loại, cói, súc sản, mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ, hải sản đông lạnh… với tỷ trọng tăng trưởng cao [119]. Có một số mặt hàng như mây, tre đan trong những năm gần đây đã mở rộng ra các thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Đông thay vì các thị trường truyền thống như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản [119, tr.49-50].

Thứ sáu, về doanh thu: Doanh thu là nguồn tài chính quan trọng giúp

doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần đảm bảo cho quá trình kinh doanh tiếp theo được tiến hành liên tục, do vậy nếu doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hóa hoặc tiêu thụ chậm sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng về mặt tài chính.

Kết quả điều tra trong Bảng 3.5 cho thấy, doanh thu bình quân của các cơ sở đã tăng dần lên hàng năm từ 2012 (650,9 triệu đồng) đến 2016 (983,2 triệu đồng). Doanh thu ít nhất của một cơ sở đã giảm trong 3 năm 2014 - 2016 còn 9 triệu đồng, tuy vậy cơ sở có doanh thu nhiều nhất đã tăng dần trong các năm và đạt 49.329 triệu đồng năm 2016.

Thứ bảy, về chi phí vật chất sản xuất sản phẩm/năm bình quân của các

cơ sở trong các làng nghề mà đề tài đã nghiên cứu đã tăng dần trong các năm từ 2012 đến 2016 (tăng từ 428,2 lên 703,4 triệu đồng), ngược lại cơ sở có chi phí ít nhất đã giảm từ 2012 đến 2016 (giảm từ 7,9 xuống 4 triệu đồng). Cơ sở có chi phí cao nhất lại tăng dần trong các năm từ 29.490 triệu đồng năm 2012 đã tăng lên 47.899 triệu đồng năm 2016.

Thứ tám, về thuế nộp ngân sách/năm: Kết quả khảo sát về thuế nộp cho

ngân sách của các cơ sở trong các làng nghề trong tỉnh Thanh Hóa được trình bày trong Bảng 3.5, cho thấy đã có sự tăng lên về số tiền bình quân nộp cho ngân sách từ năm 2012 là 2,4 triệu lên 3,1 triệu năm 2016. Kết quả này cho thấy sự đóng góp của làng nghề vào ngân sách là quá ít. Cơ sở nộp nhiều nhất là 300 triệu đồng năm 2012 và đã tăng lên 400 triệu đồng năm 2016. Thực tế thống kê kết quả khảo sát cho thấy rằng có rất nhiều cơ sở không nộp thuế cho ngân sách, chiếm đến 61,3 - 65,5%. Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy sự tăng trưởng trong các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa còn rất hạn chế, sự đóng góp của làng nghề vào nền kinh tế của tỉnh là còn rất khiêm tốn.

Thứ chín, về thu nhập của người lao động: Thu nhập là tổng số tiền mà

người lao động nhận được trong một thời gian nhất định từ các nguồn lương, thưởng, phụ cấp... Đảm bảo thu nhập tốt có nghĩa là đảm bảo cuộc sống tốt cho người lao động để họ yên tâm tập trung vào sản xuất. Thu nhập của người lao động có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. So với thu nhập bình quân tháng từ việc làm chính của lao động làm công hưởng lương quý IV/2015 của nước ta là 4,6 triệu đồng thì thu nhập trung bình của người lao động trong các cơ sở trong các làng nghề là còn rất thấp (từ 3,3 triệu đồng năm 2012 và tăng lên 3,8 triệu đồng năm 2016), người có thu nhập thấp nhất là 0,5 triệu và cao nhất là 21 triệu đồng năm 2016 (Bảng 3.5).

Thứ mười, về các khoản đóng góp khác cho địa phương và xã hội/năm: Có

đến 73,3 - 76,6% cơ sở là không có đóng góp gì cho địa phương và xã hội. Nếu có đóng góp thì cũng là rất ít, trung bình chỉ từ 0,8 đến 1,7 triệu đồng/năm. Cơ sở có đóng góp nhiều nhất là 100 triệu năm 2012 và con số này đã tăng dần lên 200 triệu năm 2016. Kết quả này có thể là do sự phát triển về quy mô sản xuất, doanh thu, lợi nhuận... của các doanh nghiệp trong các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa còn yếu, nên việc đóng góp cho địa phương và xã hội là còn hạn chế.

Bảng 3.5. Kết quả sản xuất giai đoạn 2012-2016

(Đối tượng khảo sát: các cơ sở sản xuất)

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 88 - 93)