Thực trạng xây dựng chính sách và tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 97 - 103)

- Trong đó: Lao động trong Nghìn người 26,5 38,7 các làng nghề

3.2.2.Thực trạng xây dựng chính sách và tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề

1. Doanh thu /năm (Triệu đồng)

3.2.2.Thực trạng xây dựng chính sách và tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề

sách hỗ trợ phát triển làng nghề

Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các cơ chế, chính sách nhằm phát triển NNNT, TTCN, làng nghề trong phạm vi toàn tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2017, bao gồm:

Một là, các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp. Tỉnh Thanh Hóa

nền kinh tế địa phương. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp [121], cụ thể:

Cơ chế, chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao (Quyết định số 1304/2009/QĐ-UBND ngày 29/4/2009): Ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 202.896 triệu đồng trong giai đoạn 2011-2015; được các địa phương, nhân dân đồng tình ủng hộ và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để hình thành và phát triển vùng thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đến hết năm 2015 diện tích đạt 61.900 ha.

Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cao su (Quyết định số 269/2011/QĐ-UBND ngày 21/01/2011): Ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 64.876 triệu đồng giai đoạn 2011-2015, nâng tổng diện tích cao su lên 18.150 ha; được nhân dân đồng thuận cao và nhiệt tình hưởng ứng, đã khuyến khích nông dân miền núi khai thác quỹ đất, lao động và nguồn vốn cùng với chính sách của tỉnh để đầu tư chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang trồng cao su.

Cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1 (Quyết định số 270/2011/QĐ-UBND ngày 21/01/2011): Ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 34.070 triệu đồng trong giai đoạn 2011-2015 để sản xuất 3.407 ha giống lúa lai F1, sản lượng 5.136 tấn, đáp ứng phục vụ sản xuất đại trà từ 30-35% nhu cầu giống lúa lai trong tỉnh. Chính sách thực sự đã tạo được niềm tin cho nông dân yên tâm ổn định sản xuất; đã hình thành vùng sản xuất hạt lai F1 tập trung liền vùng, thửa, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Cơ chế, chính sách phát triển sản xuất rau an toàn tập trung Quyết định số 618/2013/QĐ-UBND ngày 19/02/2013): Ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 33.800 triệu đồng trong giai đoạn 2013-2015 để sản xuất 198 ha rau an toàn chuyên canh, 51.500 m2 nhà lưới. Chính sách đã và đang được quan tâm hưởng ứng, phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho người nông dân mở rộng sản xuất vụ đông, sản phẩm đã có thị trường tiêu thụ ổn định, tăng thu nhập cho người dân.

Cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm (Quyết định số 271/2011/QĐ-UBND ngày 21/01/2011): Ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 156.807 triệu đồng trong giai đoạn 2011-2015. Chính sách đã được nông dân đồng tình hưởng ứng và tham gia, tạo bước chuyển biến mạnh về số lượng và chất lượng đối với đàn trâu, bò, lợn, gia cầm, giúp các huyện phát triển thêm 527 trang trại chăn nuôi, trong đó có 71 trang trại tập trung, quy mô lớn.

Cơ chế, chính sách hỗ trợ giống gốc vật nuôi (Quyết định số 1745/2011/QĐ-UBND ngày 03/6/2011): Ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 15.943 triệu đồng trong giai đoạn 2011-2015; hàng năm đã lưu giữ khoảng 1.500-1.700 con lợn, 2.000 con gà, 4.000 con vịt và 500 con ngan Pháp phục vụ sản xuất giống lợn, gia cầm bố mẹ có chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý, góp phần thay đổi cơ cấu đàn lợn, đàn gia cầm, nâng cao năng suất, hiệu quả trong chăn nuôi, dần hình thành và phát triển chăn nuôi công nghiệp.

Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung (Quyết định số 2009/2012/QĐ-UBND ngày 28/6/2012): Toàn tỉnh có 02 doanh nghiệp đang đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa là Công ty Sữa Việt Nam và Công ty CP ứng dụng công nghệ cao Nông nghiệp và thực phẩm sữa TH nhưng không thụ hưởng chính sách trên mà đang lập hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.

Hai là, các chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2409/2006/QĐ-UBND ngày 05/9/2006 [89] và Quyết định số 2541/2008/QĐ-UBND ngày 19/8/2008 của UBND tỉnh Thanh Hóa [92] về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trên địa bàn tỉnh.

Đã hỗ trợ đào tạo nghề, duy trì nghề cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trực tiếp đào tạo nghề thời gian tối thiểu 2

tháng và đảm bảo ổn định việc làm cho người được học nghề từ 6 tháng trở lên là 42.876 lao động với số tiền 17.150,4 triệu đồng. Sau 05 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, toàn tỉnh đã tổ chức được 1.255 lớp dạy nghề cho 38.395 lao động nông thôn/119.984 lao động nông thôn có nhu cầu học nghề, đáp ứng 32% số người có nhu cầu học nghề, theo 4 nhóm nghề sau: Nông nghiệp: 20.665 người, chiếm 53%; làng nghề: 6.627 người, chiếm 17%; Công nghiệp - dịch vụ: 10.368 người, chiếm 27%; đánh bắt xa bờ:

1.185 người, chiếm 3%. Số lao động nông thôn sau khi học nghề có việc làm: 32.942 người, chiếm 85% số lao động học nghề; trong đó số lao động nông thôn tự tạo việc làm: 18.124 người, chiếm 55%; lao động nông thôn được doanh nghiệp tuyển dụng, bao tiêu sản phẩm: 14.747 người, chiếm 44,8%; Thành lập tổ hợp sản xuất, Hợp tác xã: 71 người, chiếm 0,2%. Số lao động nông thôn sau khi học nghề, đã chuyền sang làm các nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp: 10.368 người [121].

Giai đoạn 2011-2015, thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, trên địa bàn tỉnh có 305.240 lượt khách hàng được vay vốn theo chính sách trên để đầu tư vào sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư, nghiệp và phát triển NNNT, trong đó: khách hàng là cá nhân, hộ gia đình 303.459 lượt, khách hàng là chủ trang trại 1.059 lượt và khách hàng là các hợp tác xã 97 lượt, các doanh nghiệp 625 lượt với tổng dư nợ cho vay trên 6.033 tỷ đồng. Các khách hàng chủ yếu sử dụng vốn tín dụng để đầu tư máy móc, mua nguyên vật liệu, mở rộng sản xuất [121].

Đánh giá về tác động của hệ thống chính sách của Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa đối với sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn, có thể nhận thấy vai trò to lớn của các chính sách trong hoạch định, hỗ trợ làng nghề phát triển, tạo môi trường SXKD cho sự phát triển của làng nghề. Thông qua các chính sách tín dụng về ưu đãi, miễn giảm thuế, chính sách đầu tư khai thác huy động vốn và phân phối sử dụng vốn trong và ngoài đầu tư để tạo ra cơ

cấu kinh tế hợp lý về ngành nghề trong một chỉnh thể thống nhất của nền kinh tế quốc gia. Cùng với đó chính sách tập trung vào xây dựng và cải thiện kết cấu hạ tầng, tập trung đầu tư và hỗ trợ vào những ngành mũi nhọn, những doanh nghiệp có tầm quan trọng nhằm tạo đà cho các doanh nghiệp nhỏ, các làng nghề phát triển và trở thành vệ tinh của các doanh nghiệp lớn.

Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả về tác động của luật pháp và các chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong Bảng 3.8 cho thấy, mức độ tác động của luật pháp và các chính sách đến phát triển làng nghề cũng chỉ đạt ở mức trung bình với điểm đánh giá từ 2,61 ĐTB/5 đến 3,01 ĐTB/5. Cụ thể:

- Luật pháp, cơ chế chính sách chung của nhà nước đối với phát triển làng nghề chưa thực sự phù hợp và tác động có hiệu quả đến làng nghề ở tỉnh Thanh Hóa: Điểm đánh giá là 2,91 ĐTB/5.

- Các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương là phù hợp và tác động có hiệu quả đến sự phát triển làng nghề: 3,01 ĐTB/5.

- Chính sách đất đai chưa có tác động đến phát triển làng nghề: Điểm đánh giá là 2,84 ĐTB/5.

- Chính sách về lao động và phát triển nhân lực chưa có tác động đến phát triển làng nghề: Điểm đánh giá là 2,83 ĐTB/5.

- Về chính sách về đầu tư và huy động nguồn vốn: Trong nhưng năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích mở rộng đầu tư do vậy đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh tế làng nghề, đó là: đầu tư hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ phát triển ngành nghề thông qua công cụ tài chính tín dụng, nhìn chung đã tạo ra những xung lực mới cho phát triển kinh tế trong nước trong đó có các làng nghề. Từ kết quả khảo sát cho thấy chính sách này cũng chưa có tác động đến phát triển làng nghề (điểm đánh giá là 2,82 ĐTB/5).

- Về chính sách về công nghệ: Trong thời gian qua Chính phủ rất quan tâm đến việc nghiên cứu cải tiến trang thiết công nghệ nghệ cũ thay bằng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động và thân thiện với môi

trường. Các chính sách về khoa học công nghệ cũng chưa có tác động đến phát triển làng nghề (điểm đánh giá là 2,61 ĐTB/5).

- Về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho làng nghề: Trong thời gian qua, Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các làng nghề. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các làng nghề trong Bảng 3.8 cho thấy, chính sách này cũng chưa có tác động đến phát triển làng nghề (điểm đánh giá là 2,83 ĐTB/5).

- Về chính sách về sản xuất sản phẩm: Chính sách sản xuất được quan niệm là những nguyên tắc chỉ đạo, quy tắc, phương pháp, thủ tục được thiết lập gắn với hoạt động sản xuất sản phẩm nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đã xác định. Chính sách sản xuất của một doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu và các chiến lược tổng quát; các chiến lược phát triển, sản xuất, cạnh tranh... Kết quả khảo sát về chính sách này cho thấy chính sách cũng chưa có tác động đến phát triển làng nghề (điểm đánh giá là 2,84 ĐTB/5).

- Về chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm: Với chính sách này số ý kiến đánh giá nhiều nhất là 3 điểm (144 người đánh giá), tiếp đến là điểm 4 (116 người đánh giá). Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy chính sách cũng chưa có tác động đến phát triển làng nghề (điểm đánh giá là 2,78 ĐTB/5).

- Về chính sách về thị trường cung ứng nguyên vật liệu: Nguyên liệu là một trong những vấn đề có tác động đến giá cả và chất lượng sản phẩm. Trong thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách về xây dựng vùng nguyên liệu cho làng nghề. Kết quả khảo sát của chúng tôi về hiệu quả, tác động của chính sách này đối với các cơ sở sản xuất nghề thủ công trong các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa cho thấy chính sách này cũng chưa có tác động đến phát triển làng nghề (điểm đánh giá là 2,78 ĐTB/5). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính sách về bảo vệ môi trường cũng chưa có tác động đến phát triển làng nghề (điểm đánh giá là 2,92 ĐTB/5).

Bảng 3.8. Thực trạng tác động của luật pháp và các chính sách phát triển làng nghề ở tỉnh Thanh Hóa

(Đối tượng hỏi: Cán bộ quản lý các cấp; Doanh nghiệp và người dân)

1. Mức độ phù hợp và tác động của luật pháp, cơ chế chính sách chung của nhà nước đối với phát triển làng nghề

2. Mức độ phù hợp và tác động của các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương đối với phát triển làng nghề Thấp nhất Cao nhất ĐTB 1 2 3 4 5 59 121 137 130 33 2,91 54 116 128 136 46 3,01 3. Mức độ tác động của các chính sách cụ thể đến phát triển làng nghề 3.1. Chính sách về đất đai 76 110 141 121 32 2,84 3.2. Chính sách về lao động và 77 98 157 124 24 2,83 phát triển nhân lực

3.3. Chính sách về đầu tư và huy 66 116 157 119 22 2,82 động nguồn vốn 3.4. Chính sách về công nghệ 102 113 152 97 16 2,61 3.5. Chính sách phát triển cơ sở hạ 64 125 146 117 28 2,83 tầng 3.6. Chính sách về sản xuất sản 84 96 137 138 25 2,84 phẩm 3.7.Chính sách thị trường tiêu thụ 81 111 144 116 28 2,79 sản phẩm 3.8. Chính sách về thị trường 89 93 152 125 21 2,78 cung ứng nguyên vật liệu

3.9. Chính sách về bảo vệ môi 58 110 164 109 39 2,92 trường

Nguồn: Điều tra của tác giả, năm 2017

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 97 - 103)