- Trong đó: Lao động trong Nghìn người 26,5 38,7 các làng nghề
1. Doanh thu /năm (Triệu đồng)
4.2.1. Nâng cao năng lực, hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh
LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
4.2.1. Nâng cao năng lực, hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh với làng nghề trên địa bàn tỉnh
Tỉnh cần phân định rõ hoạt động, chức năng của từng cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh, huyện để có biện pháp quản lý, và phối hợp trong quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của làng nghề ở các địa phương, cụ thể:
Thứ nhất, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của các chủ thể trong bộ máy
quản lý làng nghề
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trực tiếp việc lập và thực hiện quy hoạch phát triển NNNT; chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch trên phạm vi toàn tỉnh; chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch thực hiện hàng năm, 5 năm; chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh về chính sách phát triển làng nghề; chủ động phối hợp với các đơn vị khác tiến hành lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện dự án ưu tiên phát triển nghề nông thôn; là đầu mối chịu trách nhiệm trực tiếp trong xây dựng kế hoạch sử dụng đất, đào tạo nhân lực, báo cáo tiến độ phát triển ngành nghề nông thôn của toàn tỉnh.
+ Sở Công thương là đầu mối chịu trách nhiệm trong hỗ trợ tìm kiếm thị trường, dự báo thị trường trong và ngoài nước, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nghề nông thôn.
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trực tiếp việc phê duyệt, tính toán, cân đối các nguồn lực huy động cũng như kế hoạch huy động; chủ động kêu gọi vốn đầu tư và dự án đầu tư nước ngoài vào các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.
+ Các Sở, Ban, Ngành khác trong phạm vi quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ có kế hoạch phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện tốt các nội dung quy hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch của Tỉnh.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà
nước đối với làng nghề
Để đảm bảo chất lượng hoạt động của bộ máy QLNN đối với làng nghề tất cả các cấp, UBND tỉnh Thanh Hóa cần chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý làng nghề. Đối với các xã, phường có số hộ, số lao động thuộc các ngành nghề nông thôn và có giá trị sản xuất chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động, giá trị sản xuất kinh doanh chung của toàn bộ làng nghề, tỉnh Thanh Hóa cần xem xét bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề trên địa bàn. Bên cạnh đó, cũng cần chỉ đạo các sở, ban, ngành, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có sự phối hợp chặt chẽ nhằm xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển làng nghề, NNNT.
Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức của các cán bộ quản lý địa phương về vị trí, vai trò của sự phát triển của làng nghề. Để từ đó có sự quan tâm đúng mức tới công tác chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển làng nghề và tìm tòi các mô hình phát triển phù hợp với địa phương.
Dần thay thế các cán bộ kiêm nhiệm làm công tác QLNN đối với làng nghề ở các cấp bằng những người có trình độ chuyên môn, hiểu biết đầy đủ về làng nghề.
Hàng năm, tỉnh cần có chương trình gửi cán bộ QLNN đối với làng nghề, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đi đào tạo tập trung hoặc học tập kinh nghiệm trong phát triển NNNT ở các huyện, tỉnh, thành trong cả nước, nâng cao trình độ và kinh nghiệm về phục vụ công tác chỉ đạo, lãnh đạo, bồi dưỡng, huấn luyện ở địa phương.
Tỉnh cũng cần xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giỏi gắn bó, tận tâm với sự phát triển của làng nghề trên địa bàn.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện phân
cấp triệt để, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp (huyện, xã), các ngành trong quản lý nhà nước đối với làng nghề
i)Đầu mối QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với trách nhiệm cơ bản gồm: (1) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, địa phương điều tra, thống kê, báo cáo số liệu, tình hình các cơ sở NNNT định kỳ thường xuyên; (2) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch hàng năm và 05 năm, chương trình, dự án về phát triển làng nghề và tổ chức triển khai thực hiện; (3) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề; (4) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực làng nghề; (5) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức công tác dự báo thị trường, xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông, lâm sản và thủy sản; (6) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
ii)Các sở, ban, ngành khác phụ trách các vấn đề liên quan tới làng nghề dựa trên đặc trưng quản lý nhà nước của mình như:
- Sở Công thương chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc triển khai có hiệu quả Chương trình Khuyến công, hoạt động xúc tiến thương mại; nghiên cứu đẩy mạnh các giải pháp tích cực áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn các nghề phù hợp với nhu cầu của địa phương; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề và cấp chứng chỉ đào tạo nghề cho lao động hoàn thành khóa học đào tạo của các cơ sở dạy nghề;
- Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm chính đối với việc xây dựng các chương trình, kế hoạch nghiên cứu, hỗ trợ về công nghệ; hướng dẫn đăng ký và công bố chất lượng sản phẩm liên quan đến lĩnh vực do ngành quản lý; hướng dẫn xây dựng nhãn hiệu cho các doanh nghiệp và cơ sở NNNT
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra các cơ sở, doanh nghiệp vi phạm ô nhiễm môi trường; hướng dẫn xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định…
iii) Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, cần thực hiện phân cấp cho UBND các huyện, xã trong phạm vi cho phép, cụ thể:
UBND cấp huyện có thẩm quyền đối với:
- Việc quản lý, kiểm tra, giám sát các cơ sở làng nghề trên địa bàn. - Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thực hiện thống kê, báo cáo số liệu, tình hình các cơ sở làng nghề cho các cấp có liên quan
- Lập kế hoạch, chương trình hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực làng nghề và phối hợp với các cơ quan liên quan để giải quyết những nội dung liên quan đến phát triển làng nghề, NNNT trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đối với:
- Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thống kê, tổng hợp báo cáo số liệu, tình hình các cơ sở làng nghề lên các cấp có thẩm quyền, và có những đề xuất, kiến nghị kịp thời lên cấp trên để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở nghề trên địa bàn.
- Phối hợp với các bộ phận chuyên môn của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong công tác quản lý, triển khai các chương trình, dự án, thực hiện công tác giám sát quá trình thực hiện.
- Phối hợp với các bộ phận chuyên môn của các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện tổ chức tuyên truyền, vận động, phổ biến các chủ trương chính sách khuyến khích phát triển NNNT, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển các ngành nghề mới và các cơ sở mới thành lập ở địa phương mình.
iv)Đảm bảo minh bạch, dễ tiếp cận các nguồn thông tin QLNN đối với làng nghề như: thông tin về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị trực thuộc, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan; quy trình, thủ tục hành chính
được thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc, tên của người chịu trách nhiệm trong từng khâu thực hiện quy trình, thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính; thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển làng nghề; thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công; mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân...
v) Đảm bảo tính minh bạch về pháp luật, thủ tục hành chính và quy trình hoạch định chính sách, ban hành quyết định của các cơ quan hành chính trong lĩnh vực QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Cần đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính địa phương theo hướng liên thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử để gia tăng tính minh bạch, hạn chế tham nhũng, quan liêu, cửa quyền. Đặc biệt cần đẩy mạnh sự minh bạch hóa các cơ hội đầu tư, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư, minh bạch hóa hoạt động quản lý của Nhà nước về đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ sản xuất trong phát triển làng nghề trên địa bàn toàn tỉnh.
vi)Nghiên cứu xây dựng văn bản hướng dẫn thủ tục giải trình hoặc cơ chế yêu cầu giải trình của cá nhân đối với các quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích hợp pháp bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi trong lĩnh vực QLNN đối với làng nghề ở địa phương khi có yêu cầu của các bên liên quan (người dân, doanh nghiệp, UBND các cấp, HĐND các cấp...).
Thứ tư, xây dựng cơ chế tăng cường sự phối hợp trong quản lý nhà
nước đối với làng nghề nhằm đảm bảo sự tham gia giám sát của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp vào các khâu của quán trình quản lý phát triển làng nghề, vừa thúc đẩy học tập, chia sẻ sáng kiến giữa các bên trong quá trình QLNN đối với làng nghề, vừa có thể tạo cơ chế giám sát, phản biện độc lập đối với các quyết định, chính sách, kế hoạch phát triển làng nghề do các cơ quan QLNN đề ra, gia tăng tính khả thi và hiệu quả của chính sách trên thực tế. Cụ thể là:
- Các ngành chức năng liên quan của tỉnh như Sở công thương, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở văn hóa, thể thao và du lịch tăng cường công tác phối hợp, cùng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn, xây dựng các cửa hàng bán đồ lưu niệm ngay tại làng nghề để phục vụ du khách,..
- Chính quyền các huyện, thị xã, thành phố nên chủ động thành lập các ban chỉ đạo phát triển làng nghề, tổ chức lại sản xuất, tư vấn phát triển làng nghề truyền thống, hỗ trợ xây dựng dự án phát triển du lịch làng nghề theo hướng mở các lớp hướng dẫn, tập huấn, tham gia các hội chợ - triển lãm giới thiệu sản phẩm và phát triển nguồn nhân lực.
- Khuyến khích thành lập các hội, hiệp hội làng nghề, nhất là các nhóm du lịch - làng nghề, lễ hội - làng nghề để ưu tiên phát triển nhằm định hướng sản xuất, tìm kiếm thêm thị trường, đấu mối với các doanh nghiệp du lịch, các tổ chức lễ hội đưa các tua đưa du khách đến với các làng nghề, LNTT.