- Trong đó: Lao động trong Nghìn người 26,5 38,7 các làng nghề
1. Doanh thu /năm (Triệu đồng)
3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, tư duy, nhận thức trong công tác QLNN đối với làng nghề của
chính quyền cấp tỉnh còn chưa kịp với yêu cầu phát triển làng nghề.
Rõ ràng vai trò của QLNN đối với làng nghề là rất quan trọng đối với việc tạo lập môi trường, hỗ trợ cho sự ra đời và phát triển làng nghề, tháo gỡ những khó khăn để giúp làng nghề, hộ nghề, lao động nghề có thể phát huy được tiềm năng, sự sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của họ, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay tư duy nhận thức đó chưa được quán triệt đầy đủ do đó còn thiếu chiến lược cụ thể lâu dài và bền vững, thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ để mở rộng và phát triển làng nghề có hiệu quả, chưa có biện pháp hữu hiệu để đặt sự phát triển làng nghề nằm trong chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để QLNN đối với làng nghề là góp phần thực hiện một cách tốt nhất quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Thứ hai, năng lực bộ máy và sự phối hợp trong quản lý còn hạn chế
Công tác phân cấp QLNN đối với làng nghề hiện còn thiếu sự đồng bộ giữa việc phân quyền và trách nhiệm giải trình, đặc biệt là giải trình cá nhân trong quản lý nhà nước đối với làng nghề ở cấp tỉnh. Phân quyền và trách nhiệm giải trình ở một số nơi, số chỗ, tại một số thời điểm còn chưa cân xứng,
gây ra nhiều khó khăn trong QLNN đối với làng nghề ở địa phương. Việc phân cấp, phân quyền chưa thực hiện triệt để, dẫn tới công tác quản lý ở các huyện, các xã bị buông lỏng. Công tác tham mưu về QLNN đối với làng nghề còn chồng chéo giữa các sở ngành
Thứ ba, năng lực và nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý
nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.
Hầu hết cán bộ cơ sở làm công tác QLNN đối với làng nghề là kiêm nhiệm, đa số không có trình độ chuyên môn, hiểu biết đầy đủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Các cán bộ thực thi, phần lớn cán bộ ở cấp huyện, xã không có bằng cấp chuyên môn trực tiếp (nhất là trong lĩnh vực môi trường) gây nhiều khó khăn trong hiểu đúng và triển khai đúng chính sách trên thực tế.
Thứ tư, năng lực và nhận thức của người dân và doanh nghiệp ở các làng
nghề trên địa bàn tỉnh về vị trí, vai trò của sự phát triển làng nghề chưa đầy đủ. Việc lựa chọn, phân loại các nghề chưa hợp lý, một số nhóm ngành nghề phát triển còn khó khăn, chưa bền vững. Một số nghề truyền thống thiếu sự đầu tư phù hợp, thiếu chiến lược phát triển, quy mô của các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề chỉ mới dừng lại ở mức siêu nhỏ và nhỏ là chủ yếu.
Chương 4