Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 72 - 74)

Bắc Ninh

Nhận thức rõ vai trò của làng nghề trong nền kinh tế - xã hội địa phương, Bắc Ninh là một trong những tỉnh tập trung coi trọng phát triển mạnh nghề và làng nghề, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nghề nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho địa phương. Tính tới thời điểm hiện tại Bắc Ninh đã xây dựng được hơn 60 làng nghề, giá trị sản xuất của các làng nghề luôn chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh (khoảng 30%). Để đạt được những kết quả khả quan trên, chính quyền tỉnh Bắc Ninh luôn luôn chú trọng công tác QLNN đối với làng nghề, tập trung ở những điểm sau:

Thứ nhất, quy hoạch và thực hiện quy hoạch, quản lý các cụm công

nghiệp làng nghề. Bắc Ninh luôn coi việc quy hoạch tạo mặt bằng cho sản xuất ở các làng nghề là khâu quan trọng thiết yếu trong phát triển làng nghề. Tỉnh đã xây dựng cơ chế chuyển một phần diện tích đất canh tác nông nghiệp thành đất chuyên dùng cho sản xuất công nghiệp và TTCN, nhằm hình thành được các cụm công nghiệp làng nghề, hỗ trợ việc di dời các điểm sản xuất ra khỏi khu dân cư, hình thành khu sản xuất tập trung. Việc di dời luôn được tính toán dựa trên quan điểm, quy hoạch chung toàn tỉnh, đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề. Còn đối với những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe cộng đồng vẫn được sản xuất kinh doanh ở từng hộ, phù hợp điều kiện và tập quán của người dân.

Để quản lý chặt chẽ các cụm công nghiệp làng nghề, Bắc Ninh đã thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp làng nghề, nhằm giúp các cấp, các ngành, trước hết là chính quyền các huyện, xã quản lý tốt các cụm công nghiệp làng nghề. Với tư cách là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân và được sử dụng con dấu, mở tài khoản theo quy định của Nhà nước, Ban Quản lý khu công nghiệp làng nghề là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước đối với các làng nghề tập trung, đồng thời là đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn của xã, huyện, tỉnh, các tổ chức kinh tế - xã hội nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp làng nghề.

Thứ hai, để giải quyết vấn đề bức xúc nhất trong phát triển làng nghề

hiện nay, Bắc Ninh đã có nhiều nỗ lực trong giải quyết các vấn đề khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh cho các làng nghề thông qua phát triển hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với hệ thống chi nhánh liên xã hầu hết nằm ở những khu vực ít phát triển, hỗ trợ cho vay tối đa với các dự án sản xuất, kinh doanh nghề (lên tới 70% giá trị dự án, được thế chấp bằng tài sản cố định sinh ra từ vốn vay) và hỗ trợ lên tới 30 - 50% vốn lưu động cho việc duy trì công việc kinh doanh nghề. Nhờ có sự nhanh

chóng, thuận tiện trong thủ tục cho vay và giải ngân, nhiều làng nghề đã kịp thời được đáp ứng vốn, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, có doanh thu hàng năm lên tới hàng trăm tỉ đồng như làng mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, Sắt Đa Hội…

Nhìn chung có thể thấy chính sách của nhà nước và tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện, trở thành động lực tích cực tác động tới quá trình hình thành, duy trì và phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh [58].

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 72 - 74)