Xây dựng và tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 56 - 58)

có hiệu quả mọi nguồn lực của địa phương.

Bước 6: Ban chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề tiến hành đánh giá

tổng kết rút kinh nghiệm, việc làm này được tiến hành liên tục trong thời gian thực hiện và duy trì quy hoạch trong một thời kỳ nhất định.

2.2.1.2. Xây dựng và tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triểnlàng nghề làng nghề

Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các làng nghề được phục hồi và phát triển. Việc xây dựng và tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là nội dung rất quan trọng, xuất phát từ thực tiễn để tháo gỡ những khó khăn, bức xúc, vướng mắc trong phát triển làng nghề. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề được xây dựng để tác động tới làng nghề trên nhiều lĩnh vực như: Quy hoạch, đất đai, vốn đấu tư, tín dụng, thuế, đào tạo nghề, tiếp cận thị trường, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng thương hiệu sản phẩm... Cơ quan nhà nước tiến hành phân tích đánh giá các vấn đề đang đặt ra cần phải giải quyết, đề xuất phương án giải quyết và hình thành các mục tiêu, phương án cơ chế chính sách đối với sự phát triển của làng nghề. Như vậy, việc xây dựng chính sách đối với sự phát triển của làng nghề bao gồm các bước: (1) Từ thực tiễn để lựa chọn vấn đề cần xây dựng chính sách; (2) Lựa chọn mục tiêu của chính sách cần hướng tới; (3) Xây dựng các phương án lựa chọn chính sách; (4) Phân tích đánh giá để lựa chọn phương án tối ưu; (5) Quyết định lựa chọn chính sách. Mục tiêu của chính sách là rất quan trọng, mục tiêu đó phải đạt được trong tương lai [133].

Mục tiêu chính sách phát triển làng nghề đều hướng tới việc tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô và cơ cấu hợp lý trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo công an việc làm, nâng cao thu nhập của người dân.

Trên địa bàn tỉnh, việc xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề về cơ bản phải căn cứ vào các chính sách chung của nhà nước để cụ thể hóa và bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Các chính sách của địa phương vừa không được trái với chính sách chung của nhà nước, vừa phải gắn với thực tế địa phương để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề vừa được thể hiện trong các chính sách phát triển kinh tế của địa phương, vừa có những chính sách cụ thể cho làng nghề. Các chính sách chung phát triển kinh tế của địa phương như chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, các chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Các chính sách riêng hỗ trợ phát triển làng nghề như hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, đầu tư, tín dụng, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề còn gồm hỗ trợ kinh phí trực tiếp về công nhận nghề truyền thống, làng nghề, LNTT và hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề.

Bên cạnh việc xây dựng chính sách thì việc tổ chức thực thi chính sách là rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của làng nghề, đây là công việc để xem chính sách có đi vào cuộc sống hay không và để khẳng định tính đúng đắn của chính sách. Như vậy, tổ chức thực hiện chính sách đối với làng nghề là việc đưa các chính sách của Nhà nước thông qua bộ máy của Nhà nước để hiện thực hóa các mục tiêu mà chính sách đối với làng nghề đã đặt ra. Việc đánh giá một chính sách chỉ thực hiện được khi đem chính sách đó áp dụng vào thực tế, qua áp dụng thực tế thì sẽ biết được nội dung chính sách phù hợp, nội dung không phù hợp kìm hãm sự phát triển, trên cơ sở đó để xem xét sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 56 - 58)