Các bài học rút ra cho tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 76 - 78)

Thứ nhất, quan tâm tới công tác quy hoạch phát triển làng nghề và đề ra

các chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề.

Việc phát triển làng nghề cần phải thực hiện theo quy hoạch, theo hướng tăng dần tính tự chủ cho các địa phương, cho từng đơn vị sản xuất, kinh doanh của làng nghề, từ đó thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các đơn vị sản xuất trong các làng nghề. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nghề của chính quyền địa phương, của Nhà nước nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của cơ sở sản xuất, kinh doanh thông qua hoạt động đào tạo, cung cấp vốn đổi mới công nghệ, hỗ trợ xúc tiến thương mại…

Thứ hai, cần thành lập các quỹ hỗ trợ làng nghề.

Cung cấp nguồn tài chính rẻ, dài hạn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh để đào tạo nhân lực, đầu tư công nghệ, khuyến khích tính sáng tạo của người thợ/nghệ nhân và hỗ trợ áp dụng công nghệ vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm…

Thứ ba, chính quyền tỉnh cần quan tâm đến công tác đào tạo nghề,

truyền nghề, nhân cấy nghề.

Đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cho các cơ sở công nghiệp nông thôn. Hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề chủ yếu bằng hình thức đào tạo tại chỗ, ngắn hạn (tối đa 3 tháng) gắn với cơ sở công nghiệp nông thôn. Mục tiêu đào tạo là trang bị cho

lao động các kỹ năng, kỹ thuật phù hợp với thực tế đầu tư trang thiết bị, công nghệ của cơ sở công nghiệp nông thôn, đảm bảo lao động sau đào tạo có tay nghề, kỹ thuật, có khả năng vào làm việc ngay được trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ tư, có chính sách hỗ trợ các làng nghề xây dựng và phát triển

thương hiệu.

Hầu hết sản phẩm làng nghề của tỉnh vẫn đang vấp phải nhiều khó khăn khi tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Trong khi đó, theo đánh giá chất lượng của sản phẩm làng nghề còn chưa đồng đều, kiểu dáng mẫu mã lại đơn điệu, chưa theo kịp thị hiếu của người tiêu dùng. Các làng nghề còn lúng túng trong việc quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình. Tâm lý sản phẩm đã có truyền thống lâu đời thì ắt sẽ được mọi người ghi nhận nên chưa quan tâm đến việc đăng ký thương hiệu. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề cũng là việc khó khăn, do vậy chính quyền cần có cái nhìn toàn diện và quan tâm đúng mức tới vấn đề này. Việc xây dựng thương hiệu cho làng nghề đang là vấn đề đặt ra cho các cấp các ngành của tỉnh và cần có sự quan tâm hơn nữa cho cơ sở để các làng nghề tỉnh nhà có thể phát triển bền vững, khẳng định chỗ đứng đối với người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 76 - 78)