Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 118 - 120)

- Trong đó: Lao động trong Nghìn người 26,5 38,7 các làng nghề

1. Doanh thu /năm (Triệu đồng)

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, bối cảnh quốc tế và trong nước biến đổi nhanh chóng đặt ra

nhiều vấn đề mới mà các cấp chính quyền và người dân chưa tiếp cận được với sự biến đổi đó.

Chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, xuất hiện những yêu cầu mới đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh về sản phẩm, do đó đòi hỏi vai trò của QLNN đối với làng nghề trong việc tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển

của làng nghề là hết sức cần thiết, cũng như việc định hướng thị trường cho sản phẩm làng nghề. Những yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm đòi hỏi các doanh nghiệp, hộ gia đình phải đổi mới cho phù hợp với nhu cầu của từng thị trường. Trong khi đó, các hộ kinh doanh và doanh nghiệp trong các làng nghề do hạn chế về nguồn lực nên việc tìm hiểu thị trường rất khó khăn. Sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được yêu cầu thị trường, không tìm được nơi tiêu thụ, không đủ sức cạnh tranh với các hàng hóa được ứng dụng công nghệ cao, điều đó làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều làng nghề gặp khó khăn, kể cả những làng nghề có lịch sử lâu đời như nghề dệt chiếu ở Nga Sơn, nghề làm bánh gai tại Tứ Trụ (Thọ Xuân), sản xuất nước mắm truyền thống Ba Làng (Tĩnh Gia), dệt nhiễu Hồng Đô (Thiệu Hóa), chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc), dệt thổ cẩm Cẩm Lương (Cẩm Thủy), mây tre đan Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa), cũng hoạt động rất khó khăn.

Thứ hai, hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách của Nhà nước đối với

làng nghề còn nhiều bất cập.

Các chính sách đầu tư, tín dụng còn thiếu hấp dẫn; chính sách về lãi suất, ưu đãi tín dụng không hấp dẫn, chưa thu hút được sự quan tâm, chú ý của các nhà đầu tư; các chính sách khoa học, công nghệ và môi trường còn khá nghèo nàn; chính sách đào tạo nghề còn nhiều bất cập, tình trạng lao động tại các làng nghề, nhất là làng nghề thủ công truyền thống không thiết tha theo nghề, làm mất tính ổn định trong cơ cấu lao động làng nghề khá phổ biến; chính sách quản lý lao động, thu hút lao động làng nghề chưa hiệu quả; lao động nghề còn yếu và thiếu, nhất là đối với lao động có tay nghề, nghệ nhân… Chính sách thị trường chưa thực sự tạo bước đột phá trong phát triển làng nghề, việc hỗ trợ và cung cấp thông tin thương mại thị trường còn hạn chế, chưa có sự cập nhật thường xuyên; các chính sách để hỗ trợ phát triển thị trường trong nước, khuyến khích tiêu thụ ở thị trường nội địa chưa được quan tâm nhiều; chính sách mở rộng thị trường du lịch gắn với phát triển làng nghề còn nhiều vướng mắc; chương trình xúc tiến thương mại cho các thị trường xuất khẩu tiềm năng chưa được đầu tư…

Thứ ba, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển làng nghề còn hạn chế, chưa đủ

đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay, việc đầu tư sửa chữa và xây mới còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn đầu tư, việc thu hút các đơn vị tư nhân, ngoài quốc doanh đầu tư còn hạn chế.

Nguồn lực cho công tác quy hoạch, tổ chức thực thi chính sách, kiểm tra giám sát sự phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh còn thiếu. Kinh phí dành riêng cho công tác xây dựng, tổ chức thực thi chính sách phát triển làng nghề chưa thực sự được quan tâm.

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w