Khái niệm làng nghề

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 25 - 26)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆMÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ỞVIỆT NAM

2.1.1.Khái niệm làng nghề

Ở nước ta, làng nghề đã được hình thành từ rất lâu, là một nét đặc trưng của người Việt ở các vùng nông thôn. Theo lịch sử phát triển, trước đây chỉ có các làng nghề truyền thống (LNTT), được hình thành từ lâu đời, thường tập trung gần các con sông, thuận lợi cho vận chuyển nguyên vật liệu, giao thương buôn bán sản phẩm, trải qua thời gian vẫn duy trì, phát triển và được lưu truyền từ đời này sang đời khác theo tinh thần ‘bí truyền’, sản phẩm được tạo ra bởi các bí quyết sản xuất và đòi hỏi kỹ năng, kỹ xảo cao. Nổi bật là các LNTT như: gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, đúc đồng Ngũ Xã (Hà Nội), chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình),... Tuy nhiên, những năm gần đây đã xuất hiện thêm các làng nghề mới, chủ yếu do sự du nhập trong quá trình hội nhập giữa các vùng và cả nước. Làng nghề mới đang có xu hướng phát triển mạnh ở nhiều địa phương vùng ĐBSH, đặc trưng bởi sự phát triển kinh doanh dịch vụ và xây dựng, kinh doanh đa ngành nghề.

Theo loại hình sản xuất, loại hình sản phẩm, có thể chia các làng nghề ở nước ta thành 8 loại hình: chế biến lương thực, thực phẩm; ươm tơ, dệt vải, nhuộm, thuộc da; sản xuất vật liệu xây dựng; gia công cơkhí; chăn nuôi, giết mổgia súc; thủcông mỹnghệ;

tái chế chất thải phế liệu (giấy, nhựa, kim loại,...) và các loại hình khác [59]. Mỗi loại hình làng nghề có những nét đặc thù riêng nhưng đều có chung các đặc điểm sau:

Một là, phân bố không đồng đều trong cả nước, tập trung nhiều ở miền Bắc (chiếm gần 70%) đặc biệt là vùng ĐBSH, trong đó một số tỉnh thành có số lượng các làng nghề rất lớn như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên.

Hai là, trình độ công nghệ ở hầu hết các cơ sở sản xuất nghề còn lạc hậu, mức độ cơ khí hóa thấp, nhất là ở khu vực các hộ tư nhân, sử dụng các công cụ đã cũ kĩ, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn và vệ sinh môi trường. Gần đây, một số làng nghề đã áp dụng công nghệ mới, thay thế máy móc cũ bằng máy móc mới, hiện đại nhờ đó mà năng suất và chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao rõ rệt, điển hình nhưlàng gốm Bát Tràng, làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ Bắc Ninh,... [38].

Ba là, mặt bằng cho sản xuất ở các làng nghề hiện còn rất eo hẹp, thường sử dụng luôn nhà ở làm nơi sản xuất. Các cơ sở sản xuất lớn thì thường chỉ có lán che lợp fibrô xi măng, rơm rạ, lá mía, căng bạt,... mang tính chất tạm bợ, chỉ có số rất ít các nhà xưởng là kiên cố. Các bãi tập kết nguyên liệu, kể cả các bãi, kho chứa hàng gần khu

dân cư, tạm bợ, không đúng tiêu chuẩn môi trường (ví dụ như làng tái chế nhựa Minh Khai, Hưng Yên; làng nghề tái chế chì Chỉ Đạo, Hưng Yên,...) [38].

Bốn là, lực lượng lao động tham gia sản xuất trong các làng nghề khá đông đảo, chiếm gần 30% lao động nông thôn, tuy nhiên, chất lượng lao động và trình độ chuyên môn lại thấp, chủ yếu là lao động phổ thông (trong đó gần 30% chưa tốt nghiệp cấp 3), lao động có tay nghề chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Trình độ học vấn, chuyên môn của các chủ hộ và chủ doanh nghiệp cũng còn rất hạn chế, bình quân mới đạt lớp 7-8/12, thậm chí 1,3-1,6% trong số họ không biết chữ [145].

Năm là, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Sáu là, quy hoạch các làng nghề nước ta diễn ra còn manh mún, chưa có kế hoạch cụthể ở cấp tỉnh, thành phố. Hiện nay, đang có xu hướng quy hoạch đưa các khu vực sản xuất nghề ra khỏi nơi sinh hoạt của gia đình, điển hình là khu quy hoạch làng sản xuất giấy Phong Khê- Bắc Ninh.

Từ những đặc điểm trên, một số khái niệm về làng nghề đã ra đời như:

Theo Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ TNMT Quy định về BVMT làng nghề thì “Làng nghề” được định nghĩa là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau [22].

Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của BộNNPTNT [9], làng nghề được công nhận phải đảm bảo ba tiêu chí sau:

1- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn.

2- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm được công nhận.

3- Chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước.

Trên cơ sở đó, tác giả luận án đưa khái niệm về làng nghề như sau: Làng nghề là những làng có các ngành nghề không phải là nông nghiệp nhưng lại chiếm trên 30% tổng số hộ lao động, hoặc có ít nhất 300 lao động, có giá trị sản xuất và thu nhập đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm; hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 25 - 26)