Thực hiện pháp luật về bảo vệ đất đai và tài nguyên đất trong môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 73 - 76)

- Bảo vệmôi trường nguồn nước ngầm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò

3.2.1.2.Thực hiện pháp luật về bảo vệ đất đai và tài nguyên đất trong môi trường làng nghề

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆMÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ỞCÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

3.2.1.2.Thực hiện pháp luật về bảo vệ đất đai và tài nguyên đất trong môi trường làng nghề

trường làng nghề

* Về thi hành pháp luật:

Thứ nhất là, trong công tác chỉ đạo và kiểm soát ONMT đất ởcác làng nghề: Cho đến nay, công tác phòng ngừa và kiểm soát ONMT đất ở các làng nghề tỉnh ĐBSH được thực hiện tương đối tốt thông qua việc tổ chức xây dựng và hướng dẫn triển khai các văn bản về kiểm soát ONMT đất, kiểm soát phát thải hóa chất nguy hại; hướng dẫn áp dụng và đánh giá hiệu quả của hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường trên địa bàn các tỉnh ĐBSH.

Ủy ban nhân dân và Sở TNMT các tỉnh ĐBSH đã quyết liệt chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận, tập trung xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai ở các làng nghề; đã quan tâm và kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyển tiếp thi hành Luật Đất đai, không để ách tắc gây phiền hà cho các cơ sở sản xuất và người dân ở các làng nghề. Điển hình như tỉnh Bắc Ninh, thực hiện quyết định số 551/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu thương mại, dịch vụ làng nghề tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 [130], Sở TNMT Bắc Ninh đã tiến hành rà soát, phân loại xử lý các khu thương mại, dịch vụ làng nghề đối với những dự án chậm tiến độ, vi phạm chỉ giới xây dựng về đất đai, quy hoạch xây dựng, môi trường và những tồn tại, vi phạm các quy định khác của pháp luật. Sở cũng đã chủ trì, hướng dẫn UBND cấp huyện lập kế hoạch sử dụng đất trong các khu dịch vụ, sản xuất làng nghề; hướng dẫn

chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu thương mại, dịch vụ làng nghề thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và mục đích sử dụng đất đã được giao.

Thứ hai là, trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ đất đai và tài nguyên đất:

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ đất đai và tài nguyên đất ở các tỉnh ĐBSH cũng được chú trọng. Toàn ngành đã tập trung tổ chức tuyên truyền hiệu quả pháp luật về đất đai bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện để đưa Luật Đất đai vào cuộc sống và nâng cao ý thức của người dân vềBVMT đất và tài nguyên đất.

Tại địa phương, 11/11 tỉnh, thành phố vùng ĐBSH đã triển khai công tác phổ biến Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật rộng rãi đến mọi đối tượng trong đó có các cơ sởvà cá nhân tham gia sản xuất nghề với những nội dung thiết thực và hình thức phù hợp, được các Bộ, ngành, các địa phương và được dư luận nhân dân đánh giá cao, qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất [28].

* Về áp dụng pháp luật:

Thứ nhất là, trong công tác xây dựng thể chế và các văn bản QPPL:

Từ khi Luật BVMT ra đời năm 1993 đến nay, hệ thống các văn bản QPPL về BVMT đã liên tục được bổ sung, hoàn thiện. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng đã nhanh chóng được Chính phủ, các Bộ, ngành và các tỉnh ĐBSH ban hành để cụthể hóa, tạo ra hành lang pháp lý thống nhất, đồng bộ về BVMT đất. Đặc biệt, sau khi Bộ TNMT được thành lập (8/2002), thì hệ thống các văn bản QPPL về BVMT được quan tâm nhiều hơn, trong đó có môi trường Đất. Nhờ vậy, pháp luật BVMT Đất đã đạt được những bước phát triển đáng kể. Cụ thể, từ năm 1993 đến nay, các văn bản QPPL đặc thù về bảo vệ tài nguyên Đất đã có bước phát triển về chất, cả về nội dung và hình thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ các hành vi, mối quan hệ phát sinh trong quá trình BVMT; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các thành tố tạo nên môi trường được đặt trong phạm vi, đối tượng điều chỉnh của pháp luật BVMT. Pháp luật BVMT Đất ở nước ta đã thể hiện khá rõ nét nguyên tắc đặc thù của sự nghiệp BVMT đó là lấy thuyết phục, giáo dục, răn đe, phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường làm biện pháp chính ưu tiên áp dụng. Trong lĩnh vực BVMT đất tại các làng nghề vùng ĐBSH, để thực hiện tốt định hướng này, Nhà nước đã đề cao trách nhiệm không những của các cơ quan quản lý mà còn của các chủ thể tham gia sản xuất làng nghề và mỗi công dân trong việc BVMT, đồng thời thiết kế một hệ thống các biện pháp và trách nhiệm pháp lý mà các chủ thể phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật về BVMT.

Pháp luật BVMT Đất ở nước ta cũng đã giải quyết tương đối tốt mối quan hệ giữa Luật BVMT nói chung và các văn bản QPPL liên quan đến BVMT Đất, về cơ bản đã bảo đảm sự thống nhất trong đa dạng, trong sự liên kết khá chặt chẽ với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ Luật BVMT năm 2014 cùng hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành đã giữ được vai trò là trung tâm, là hạt nhân của hệ thống pháp luật BVMT. Luật BVMT đã quy định bao quát việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và các thành tố của môi trường nói chung mà không phụ thuộc vào các thành tố đó là loại tài nguyên thiên nhiên nào, do ai sử dụng và mục đích sử dụng của từng thành tố môi trường.

Việc trình ban hành các Nghị định, Thông tư, ngay khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành là một bước tiến quan trọng thể hiện quyết tâm cao và những cố gắng, nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức của Bộ TNMT nói chung, của Tổng cục Quản lý đất đai nói riêng. Chính phủ đã ban hành Nghị định số66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 về Phát triển ngành nghềnông thôn, trong đó quy định một số nội dung liên quan đến BVMT đất như: các dự án đầu tư đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ONMT, bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới thì được ưu tiên giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp tập trung; các cơ sở làng nghề ở nông thôn di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch được ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời [41].

Việc cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai cũng đươc quan tâm và chú trọng. Cả ở Trung ương và các tỉnh ĐBSH đã tập trung quyết liệt để xây dựng và công bố bộ thủ tục hành chính về đất đai theo hướng cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các cơ sở ở làng nghề khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai.

Thứ hai là, trong công tác thanh tra, kiểm tra về BVMT đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Những năm gần đây, công tác kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng đất ở các làng nghề trên địa bàn các tỉnh ĐBSH đã được chú trọng, tăng cường nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các cơ sở được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Ngoài các đợt thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch định kỳ, các cơ quan quản lý cũng đã tiến hành một số đợt thanh tra, kiểm tra đột xuất về BVMT đất nhằm nâng cao ý thức của người dân về BVMT. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TNMT đã quan tâm, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật về BVMT Đất, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và đã tập trung lực lượng để giải quyết dứt điểm vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm và các vụviệc tồn đọng, kéo dài [28].

Giữa Bộ và các tỉnh ĐBSH cũng đã có sự phối hợp tích cực trong triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra chuyên đề diện rộng việc chấp hành pháp luật BVMT đất và tài nguyên đất tại các làng nghề, qua đó đã tác động tích cực, làm chuyển biến nhận thức, nâng cao trách nhiệm trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự và BVMT. Một số tỉnh, thành phố vùng ĐBSH đã chủ động có văn bản hoặc trực tiếp làm việc với Bộ TNMT để trao đổi, xin ý kiến về các vướng mắc trong giải quyết vụ việc phức tạp, tạo sự đồng thuận cao trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, xung đột về môi trường, đất đai.

Tại Bắc Ninh, Công văn số 2361/UBND-TNMT của UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 31/8/2015 giao Sở TNMT xem xét, tham mưu thực hiện các nội dung về “tăng cường kiểm tra, giám sát và xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá đối với hoạt động, quản lý sử dụng đất đai” theo chỉ đạo của Bộ TNMT [131]. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, ngày 24/8/2006 Sở TNMT có Công văn số 360/CV-TNMT triển khai các Sở, Ngành có liên quan và UBND các huyện kiểm tra tình hình sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư theo đúng các yêu cầu và hướng dẫn của Bộ TNMT, báo cáo về UBND tỉnh và Sở TBMT để tổng hợp báo cáo Bộ TNMT.

Tại tỉnh Hà Nam, thực hiện Chỉ thị số 968/UBND-CT ngày 12/6/2013 về việc tăng cường công tác quản lý xây dựng, sử dụng đất đai tại các cụm TTCN làng nghề trên địa bàn tỉnh [134], UBND các huyện, thành phố đã tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề trên địa bàn; tiến hành kiểm tra, xử lý kiên quyết, dứt điểm những vi phạm pháp luật đất đai và các nội dung liên quan đối với các hộ sản xuất làng nghề chậm đầu tư sản xuất kinh doanh, để đất đai lãng phí, gây ONMT đất...

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 73 - 76)