Quan điểm thực hiện pháp luật về bảo vệmôi trường làng nghề ởcác tỉnh đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 124 - 128)

- Bảo vệmôi trường nguồn nước ngầm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò

4.1.2.Quan điểm thực hiện pháp luật về bảo vệmôi trường làng nghề ởcác tỉnh đồng bằng sông Hồng

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆMÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

4.1.2.Quan điểm thực hiện pháp luật về bảo vệmôi trường làng nghề ởcác tỉnh đồng bằng sông Hồng

bằng sông Hồng

Thứ nhất là, thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng phải quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và các nghị quyết của Đảng bộ ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng về phát triển làng nghề và bảo vệ môi trường:

Hiến pháp năm 2013 [98] đã quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam..., là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội bằng việc ban hành ra các chủ trương, đường lối và các cơ quan nhà nước, các tổ chức cần phải cụ thể hóa chủ trương đường lối đó.

Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Đảng ta đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của BVMT: “BVMT là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc”, từ đó đề ra nhiều chủ trương, đường lối liên quan đến quản lý, kiểm soát việc THPL về BVMT nói chung, THPL về BVMT làng nghề nói riêng, làm cơ sở để các cơ quan Nhà nước cụ thể hóa bằng việc ban hành các văn bản QPPL và tổ chức THPL về BVMT làng nghề, đồng thời cũng là cơ sở để Đảng bộ ở các tỉnh ĐBSH có sự chỉ đạo cụ thể, sát và đúng với điều kiện địa phương mình. Vì vậy, trong quá trình THPL về BVMT làng nghề ở nước ta nói chung, ở các tỉnh ĐBSH nói riêng cần quán triệt các quan điểm, đường lối của Đảng trong việc THPL về BVMT làng nghề, đã được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể:

Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn [3] và đã đề ra một số chủ trương, đường lối trong đó có khôi phục và phát triển các LNTT; Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đã có nhiều nội dung về BVMT tại làng nghề như: “Khắc phục cơ bản nạn ONMT ở các làng nghề, các cơ sở công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp đi đôi với hình thành các cụm công nghiệp bảo đảm các điều kiện về xử lý môi trường; chủ động có kế hoạch thu gom và xử lý khối lượng rác thải đang ngày càng tăng lên” [7]; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT, trong đó tập trung nhấn mạnh: “Tăng cường kiểm soát ONMT, đặc biệt là ONMT tại các khu, cụm công nghiệp, tụ điểm khai thác, chế biến khoáng sản, các làng nghề, lưu vực sông, các đô thị lớn và khu vực nông thôn”; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực BVMT [57], trong đó nhấn mạnh: “Triển khai có hiệu quả việc xử lý các làng nghề”, “Rà soát các quy hoạch ngành nghề, làng nghề nông thôn, lập danh mục các loại hình

và quy mô làng nghề cần được bảo tồn và phát triển; các loại hình và quy mô SXLN cần phải loại bỏ khỏi khu vực dân cư, nông thôn”,…

Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác BVMT, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 phê duyệt Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 [118]; Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 ban hành định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) [111]; Quyết định số 34/2005/QĐ- TTg ngày 2/2/2005 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW [113] và Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể BVMTLN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 [119]. Các quyết định này đã chỉ rõ những định hướng phát triển, sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT, bảo đảm sự PTBV đất nước.

Trong quá trình THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH, bên cạnh việc quán triệt và thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối của Đảng thì cần phải thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng bộ địa phương vì nó là sự cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng ta vào điều kiện cụ thể phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, văn hóa của từng địa phương, là cơ sở để chính quyền địa phương cụ thể hóa bằng việc ban hành các văn bản quản lý, điều hành trên các lĩnh vực trong đó có THPL về BVMT làng nghề.

Trong điều kiện hiện nay, chúng ta đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng, thì THPL vềBVMT làng nghề trước hết là sự thể chếhóa đường lối, chính sách của Đảng trong lĩnh vực BVMT làng nghề. Các quy định pháp luật về BVMT cũng như quá trình THPL về BVMT làng nghề nhất thiết phải phù hợp với đường lối chính sách của Đảng về BVMT. Hay nói cách khác, THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH phải quán triệt các quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng nói chung và các Nghị quyết của các Đảng bộ ở các tỉnh ĐBSH nói riêng về BVMT ở các làng nghề.

Thứ hai là, thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng phải gắn với phát triển bền vững làng nghề:

Trong thời đại hiện nay, THPL về BVMT làng nghề và PTBV không chỉ là vấn đề của riêng một quốc gia, một khu vực, mà đó thực sự trở thành mối quan tâm toàn cầu. Thực tế cho thấy tính nguy cấp, phức tạp và nan giải của các vấn đềTHPL về BVMT làng nghề đang đòi hỏi chúng ta cần phải nhìn nhận và đánh giá đúng đắn vai trò của THPL về BVMT làng nghề trong quá trình thực hiện PTBV. Có thể nói, THPL vềBVMT làng nghề và PTBV là các vấn đề có tính cấp thiết, liên quan đến nhiều

ngành, nhiều lĩnh vực và xuyên suốt qua nhiều giai đoạn. THPL về BVMT làng nghề là việc quản lý, bảo vệ, cải thiện MTLN, sử dụng hợp lý các yếu tố MTLN và các điều kiện thuận lợi của môi trường nhằm phục vụ sự tồn tại và phát triển KT-XH loài người là những nội dung quan trọng trong hoạt động hiện nay và mai sau của toàn thế giới.

Việt Nam đang thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành CNH, HĐH đất nước trên quan điểm PTBV với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chủ trương này cần được quán triệt và thể hiện trong các chính sách phát triển và biện pháp tổchức thực hiện. Trong thập niên đầu của thế kỷ 21, quan điểm PTBV của Việt Nam được thể hiện rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng IX [70]. Theo đó, PTBV của Việt Nam là "phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT" và "Phát triển KT- XH gắn chặt với bảo vệvà cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học".

Đối với phát triển ngành nghề ở nông thôn, yêu cầu PTBV cũng được khẳng định trong Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ [111], trong đó THPL về BVMT làng nghề là một nội dung được nhấn mạnh trong chủ trương phát triển ngành nghề nông thôn. THPL về BVMT làng nghề phải gắn kết, hài hòa giữa tuân thủ pháp luật về BVMT với duy trì đời sống văn hóa, tinh thần và ổn định tình hình KT-XH tại địa phương, hỗ trợ làng nghề phát triển theo hướng bền vững.

Thứ ba là, thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề là trách nhiệm chung của chính quyền ở Trung ương, địa phương, cộng đồng sản xuất, kinh doanh và của cộng đồng dân cư làng nghề ởcác tỉnh đồng bằng sông Hồng:

Một là, trách nhiệm chung của chính quyền ở Trung ương; địa phương, cộng đồng sản xuất, kinh doanh và cộng đồng dân cư làng nghề ở các tỉnh ĐBSH trong việc THPL về BVMT làng nghề:

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã xác định “BVMT là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân. Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và BVMT sinh thái. Phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch. Coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với quá trình biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên. Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia”. Đây là sự cụ thể hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về BVMT trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trong đó có trách nhiệm của chính quyền các cấp ở địa phương đóng vai trò chủ động trong việc cụthểhóa và tổchức thực hiện chủtrương, luật pháp

và chính sách chung của Đảng và Nhà nước trong THPL về BVMT làng nghề; hỗ trợ và dẫn dắt các nỗ lực hoạt động BVMT ở làng nghề. Cũng lưu ý rằng chính quyền các cấp địa phương ở đây cũng bao hàm cả các tổ chức chính trị, xã hội ởcác tỉnh ĐBSH.

Thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề là trách nhiệm chung của các Bộ, ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư. THPL về BVMT làng nghề cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp (luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, nâng cao nhận thức,…) và có sự chỉ đạo, thực hiện nhất quán từ Trung ương đến các tỉnh ĐBSH. Luật BVMT năm 2014 đã quy định trách nhiệm cụ thể của UBND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác BVMT làng nghề, tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm của các làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch giải quyết tình trạng ONMT của làng nghề.

Trách nhiệm của cộng đồng sản xuất, kinh doanh làng nghề ở các tỉnh ĐBSH bao gồm cả trách nhiệm của bản thân cơ sở sản xuất kinh doanh đối với THPL về BVMT làng nghề theo luật định (thuế, phí BVMT, tiêu chuẩn môi trường…) và cả chia sẻ trách nhiệm đối với việc cải thiện môi trường sinh thái, môi trường sống của cộng đồng dân cư xung quanh vì sự PTBV của nông nghiệp và nông thôn.

Trách nhiệm của cộng đồng dân cư làng nghề ở các tỉnh ĐBSH không chỉ giới hạn ở sự tự giác trong ý thức, nhận thức về THPL về BVMT làng nghề mà còn trong cả hành động, trong việc tham gia mọi hoạt động BVMT, bao gồm từ việc xây dựng, đềxuất các biện pháp, các hình thức, cách thức THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH cho tới việc trực tiếp thực hiện các biện pháp ấy.

Hai là, tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ quá trình sản xuất, kinh doanh từ các làng nghề tại các tỉnh ĐBSH mà gây ONMT, suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học thì phải trảchi phí khắc phục, cải tạo, phục hồi và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật:

Kể từ thập niên 1970 đến nay, thếgiới chứng kiến những bước phát triển vượt bậc tại các quốc gia trong việc xây dựng và áp dụng các chính sách để THPL về BVMT làng nghề nhằm kiểm soát các vấn đề ONMT ở các làng nghề một cách hiệu quả. Sự tiến triển mạnh mẽ của các chính sách THPL về BVMT làng nghề trong suốt thời gian này thể hiện qua hai điểm rất đặc trưng: thứ nhất, đó là sự phát triển của một số các nguyên tắc để tạo cơ sở cho việc xây dựng chính sách môi trường dựa trên nền tảng vững chắc, được thừa nhận rộng rãi trên phạm vi quốc tế, mà trong số các nguyên tắc này, nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả” (polluter pays principle, viết tắt là PPP) được xem là nguyên tắc quan trọng nhất; và thứ hai là sự phát triển và vận dụng của các công cụ chính sách hết sức phong phú và đa dạng bao gồm các quy định pháp

lý và tiêu chuẩn, thuế và phí môi trường, các thỏa thuận tự nguyện, giấy phép xả thải có thể mua bán trao đổi, và các công cụ khác, nhằm triển khai và thực thi các chính sách môi trường. Nguyên tắc PPP tuy thường xuyên được đề cập đến và được sử dụng như là nguyên tắc nền tảng phổ biến trong quá trình xây dựng chính sách và triển khai vận dụng các công cụ quản lý môi trường vào thực tiễn, nhưng không phải trong mọi trường hợp, PPP đều được áp dụng một cách hoàn toàn chính xác theo đúng với ý nghĩa và bản chất của chính nó.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vấn đề THPL về BVMT làng nghề ở nước ta đang ngày càng nhận được nhiều quan tâm sâu sắc hơn từ cộng đồng. Quyết định số 166/QĐ-TTg [122] của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược BVMT quốc gia từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Luật BVMT sửa đổi được thông qua năm 2014 đã thểhiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong công tác THPL về BVMT làng nghề. Trong hệthống chính sách quản lý MTLN, chúng ta đã và đang áp dụng thêm nhiều công cụ chính sách mới dựa trên những nguyên tắc tài chính môi trường đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới, cụ thể là người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ONMT gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 124 - 128)