Một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 56 - 59)

- Bảo vệmôi trường nguồn nước ngầm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò

2.4.2.Một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam

Đứng trước những thách thức về môi trường, trước thực trạng về THPL về BVMT làng nghề ở Việt Nam, chúng ta cần phải có những cải cách ngay trong những quy định của pháp luật, trong hành động cũng nhưtrong nhận thức của người dân. Các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore đã từng rơi vào tình trạng ONMT nghiêm trọng, nhưng sau đó họ đã có những biện pháp vô cùng hữu hiệu để kiểm soát và BVMT, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế. Những hành động của Nhật Bản, Singgapore và Trung Quốc… đã mang lại những gợi mở vô cùng quý giá cho Việt Nam trong việc THPL về BVMT làng nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, cụ thể:

Thứnhất là, cần ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản QPPL vềBVMT làng nghề. Các biện pháp được quy định trong các văn bản QPPL thường xuyên được xem xét định kỳ để bổ sung cho chặt chẽ và hợp lý hơn. Học tập kinh nghiệm Nhật Bản, Trung Quốc đã rất thành công trong việc ban hành kịp thời và cụ thể cho từng đối tượng (đất, nước, không khí, tiếng ồn, chất thải) các văn bản QPPL phù hợp, ban hành đầy đủ các quy định, các tiêu chuẩn kiểm soát ONMT ở các làng nghề. Ngoài ra, vấn đề THPL về BVMT ở làng nghề không chỉ được quy định trong những văn bản pháp luật chung về môi trường mà còn cần được thểhiện trong một đạo luật riêng về làng nghề.

Thứ hai là, học tập kinh nghiệm của Nhật Bản, đề cao các sáng kiến của chính quyền địa phương ở các tỉnh ĐBSH trong việc THPL về BVMT làng nghề bởi chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kiểm soát ONMT. Họ đã đưa ra được những sáng kiến tích cực, thích ứng riêng với điều kiện đặc thù của địa phương mình và kết hợp với các biện pháp của chính quyền Trung ương như tăng cường các quy định về kiểm soát ô nhiễm, hỗ trợ tài chính và bổ sung các biện pháp từ khu vực tư nhân… Điều đó đã mang lại những hiệu quả to lớn trong phát triển kinh tế

và đã đi đầu trong việc thúc đẩy các chính sách môi trường trên khắp đất nước Nhật Bản. Đây sẽ là một gợi mở tốt cho vùng ĐBSH trong quá trình xây dựng và tổ chức THPL về BVMT do các hoạt động ONMT làng nghề gây ra ở Việt Nam.

Thứ ba là, khuyến khích các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất làng nghề tham gia trực tiếp vào THPL về BVMT làng nghề bởi việc THPL về BVMT làng nghề là trách nhiệm của toàn xã hội và nếu thực hiện có hiệu quả thì có thể nâng cao doanh số kinh doanh của họ một cách nhanh chóng. Điều này được minh chứng bởi kết quả của nền công nghiệp Nhật Bản đã dẫn đầu thế giới về công nghệ môi trường trong giai đoạn vừa qua. Gợi mở này sẽ rất giá trị đểcác nhà lập pháp Việt Nam có thể tham khảo giải quyết các vấn đề vướng mắc cụthể trong quá trình tổ chức THPL về BVMT tại khu vực làng nghề ở các tỉnh ĐBSH.

Thứ tưlà,quản lý và xửlý chất thải toàn diện ởcác làng nghề. Học tập kinh nghiệm ở Singapore, công tác quản lý chất thải của chúng ta ở các khu vực làng nghề nên đặt sẵn mục tiêu ngăn ngừa và hạn chế chất thải ngay từ nguồn thải là ưu tiên số một. Sau đó mới tính đến việc giảm thiểu chất thải phát sinh bằng các biện pháp xử lý làm biến đổi những đặc tính có hại của chất thải hoặc áp dụng các công nghệ sản xuất sạch trong sản xuất ở làng nghề. Đối với các chất thải thì cố gắng tái sử dụng, tái chế lại ở một mức độ cho phép. Giải pháp tiếp theo là xử lý chất thải bằng các công nghệ tiên tiến và cuối cùng khi tất cả các giải pháp đã được khai thác triệt để rồi mới tính đến phương pháp tiêu hủy cuối cùng.

Thứ năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở địa phương và giáo dục nghiêm về BVMT do các hoạt động của làng nghề gây ra ở các tỉnh ĐBSH bởi sự nhận thức của người dân ở làng nghề về môi trường là yếu tố quan trọng, là cơ sở để duy trì và đảm bảo môi trường trong lành. Việc thực hiện nhiều chương trình tuyên truyền giáo dục về BVMT làng nghề sẽ thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự vào hoạt động BVMT làng nghề. Các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH cần thường xuyên làm việc với các tổ chức xã hội để thực hiện những chiến dịch giáo dục tới các cộng đồng dân cư ở làng nghề. Trung Quốc là một trong những nước đã làm rất tốt công tác này.

Hiện nay, hầu hết các làng nghề Việt Nam đều chưa quan tâm được nhiều đến mục tiêu PTBV, mới chỉ chú ý đến việc sinh lời nhanh, thiếu các biện pháp kiểm soát, BVMT, do đó hiệu quả THPL về BVMT ở làng nghề chưa cao. Nhưng khi các vấn đề môi trường ngày càng trở nên phức tạp, xung đột lợi ích giữa các chủ thể phát sinh ngày càng nhiều, BVMT ở các làng nghề sẽ trở thành hoạt động không thể thiếu được. Chính bới vậy, việc nâng cao hiệu quảTHPL vềBVMT ởlàng nghề đang là yêu cầu

được đặt ra đối với các nhà lập pháp ở Việt Nam. Hoàn chỉnh các quy định về BVMT do các hoạt động của làng nghề gây ra cần phải bắt đầu từ khía cạnh pháp luật, bằng sự tham khảo từ những gợi mở mang tính định hướng trên đây cho Việt Nam.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, luận án đã đưa ra các khái niệm cơ bản về làng nghề, pháp luật BVMT làng nghề,... từ đó đưa ra được khái niệm cơ bản về THPL về BVMT làng nghề: THPL về BVMT ở các làng nghề là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về BVMT đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật về BVMT, nhằm phát huy tích cực, chủ động trong THPL về BVMT ở các làng nghề, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật vềBVMT đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành và bảo đảm sự phát triển bền vững. Luận án cũng đi sâu phân tích các đặc điểm về THPL về BVMT làng nghề như: chủ thể, nội dung, hình thức THPL về BVMT làng nghề.

Việc THPL vềBVMT tại các làng nghề phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống văn bản QPPL về môi trường, ý thức pháp luật của các chủ thể THPL, cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn lực, vai trò, trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc THPL môi trường,

Một số kinh nghiệm học tập từ các nước trên thếgiới có thể áp dụng cho sự nghiệp BVMT làng nghề ở Việt Nam, đó là:

- Cần thiết lập, hoạch định một chiến lược THPL về BVMT do các hoạt động làng nghề gây ra một cách tổng thể, toàn diện, hợp lý và nhất quán.

- Đềcao các sáng kiến của chính quyền địa phương trong THPL về BVMT làng nghề bởi chính quyền địa phương đóng vai trò vô cùng quan trọng.

- Khuyến khích các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ởlàng nghề tham gia trực tiếp vào quá trình THPL về BVMT làng nghề.

- Quản lý và xử lý chất thải toàn diện ở các làng nghề: ngăn ngừa và hạn chế chất thải ngay từ nguồn thải là ưu tiên số một, sau đó mới tính đến việc giảm thiểu chất thải phát sinh bằng các biện pháp xử lý chất thải hoặc áp dụng các công nghệ sản xuất sạch trong sản xuất ở làng nghề.

- Ban hành pháp luật và giáo dục nghiêm trong THPL về BVMT do các hoạt động của làng nghề gây ra ở các tỉnh ĐBSH.

Chương 3

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 56 - 59)