Vai trò thực hiện pháp luật về bảo vệmôi trường làng nghề

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 44 - 46)

- Bảo vệmôi trường nguồn nước ngầm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò

2.3.1.Vai trò thực hiện pháp luật về bảo vệmôi trường làng nghề

Thứ nhất, góp phần đưa pháp luật vào đời sống thực tiễn và ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật về môi trường nói chung, góp phần phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật: một yêu cầu đặt ra với pháp luật BVMT làng nghề là cơ sở của việc tổ chức và hoạt động của nhà nước, pháp luật phải là công cụ giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội. Đường lối chủ trương của Đảng phải được phản ánh thông qua pháp luật. Nhưng nếu chỉ có hệ thống pháp luật thì cho dù là hoàn thiện đến mấy cũng chưa đủ bởi vì pháp luật đó mới chỉ dừng lại ở văn bản, giấy tờ, mới là ở trạng thái “tĩnh”. Muốn phát huy hết tác dụng, vai trò của pháp luật BVMT làng nghề thì đòi hỏi pháp luật phải trở thành những hành vi, những xử sự thực tế của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước trong cuộc sống hàng ngày. Khi các tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước hiểu được các quy định của pháp luật và tự giác tuân thủ các quy định đó thì việc THPL có thể nói là thành công. Qua quá trình THPL của các chủ thể này thì các QPPL về môi trường lại một lần nữa được “sống lại”, nó phát huy tác dụng không chỉ đối với chính chủ thể THPL mà còn có tác dụng điều chỉnh đối với các chủ thể khác. Một khi đã nắm được nội dung của các QPPL thì các chủ thể sẽ biết được giới hạn quyền và nghĩa vụ của mình nên sẽ thực hiện những hành vi trong khuôn khổ pháp luật và đương nhiên khi đó tình trạng vi phạm pháp luật cũng được ngăn chặn và hạn chế, ý thức pháp luật của các chủ thể dần được nâng lên.

Thứ hai, đảm bảo quyền được sống trong môi trường lành mạnh: một trong những quyền cơ bản của con người là quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc. Quyền thiêng liêng này được ghi trong Tuyên ngôn dân quyền Pháp, Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và được chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại trong Tuyên ngôn độc lập của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viện Nam năm 1945. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay thì quyền sống của con người mặc dù được đảm bảo chắc chắn hơn về mặt pháp lý bằng các thể chế dân chủ, song lại bị đe dọa bởi tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường. Như chúng ta biết con người sống không thể tách rời môi trường mà ngược lại

phải gắn chặt với môi trường. Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường đã đưa quyền của con người được sống trong môi trường trong lành thành một nguyên tắc của quan hệ giữa các quốc gia. Nguyên tắc số 1 của Tuyên bố Stockholm nêu rõ: “Con người có quyền cơ bản được sống trong một môi trường chất lượng, cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm bảo vệ, cải thiện cho thế hệ hôm nay và mai sau”. Tuyên bố Rio de Janeiro cũng khẳng định: “Con người là trung tâm của các mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hòa với thiên nhiên”. Việt Nam đã ký cả hai công ước này, vì thế Nhà nước Việt Nam phải có trách nhiệm biến quyền được sống trong môi trường trong lành thành những nguyên tắc pháp lý và đảm bảo việc thực hiện nó trên thực tế. Việc THPL về BVMT làng nghề là một đảm bảo chắc chắn cho quyền này được tôn trọng và được thực hiện trên thực tế. Như chúng ta đã biết, THPL về BVMT làng nghề là quá trình hoạt động có mục đích nhằm làm cho các QPPL về BVMT đi vào cuộc sống trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủthể pháp luật nhằm phát huy tính tích cực chủ động trong việc THPL, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo cho con người được sống trong môi trường trong lành và đảm bảo PTBV. Khi các quy phạm về BVMT đi vào thực tế cuộc sống thì các chủ thể sẽbiết được rằng quyền và nghĩa vụ của mình như thế nào trong quá trình tác động vào các thành phần của môi trường để từ đó họ tự điều chỉnh hành vi của mình, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất việc vi phạm các quy định của pháp luật về BVMT và sẽ thực hiện tốt việc BVMT.

Thứ ba, đảm bảo sự phát triển bền vững: trong thực tế nhiều khi vì lợi ích kinh tế, vì sự phát triển mà các cá nhân, tổchức và thậm chí là các quốc gia đã hi sinh lợi ích không định lượng để đạt được những lợi ích định lượng. Họ dễ dàng chấp nhận các quy định pháp luật, các chính sách có lợi trước mắt, song lại rất tác hại tới môi trường sau này hơn là chấp nhận những chính sách mang tính ngăn chặn cho tương lai. Thậm chí có những trường hợp các quy định pháp luật đã đề cập đến các biện pháp ngăn chặn nhưng vì lợi ích kinh tế mà người ta phớt lờ những quy định đó. Ví dụ, hiện nay hầu hết cơ sở sản xuất ở nông thôn, nhất là khu vực hộ gia đình tư nhân, vì lợi ích kinh tế vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kĩ không đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, an toàn vệsinh môi trường, quy mô sản xuất nhỏ, hệ thống cấp nước kém, hoặc không có,... Các chất thải phát sinh từhoạt động sản xuất ở các làng nghề đó đã và đang làm ONMT xung quanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, làm suy thoái môi trường và tác động trực tiếp tới sức khỏe của người lao động và người dân. Trước thực tế đó, việc BVMT làng nghề khỏi sự phát triển một cách tùy tiện gây hậu quả xấu tới nhiều mặt của nông thôn, làm giảm năng suất nông nghiệp và ONMT đã hình thành

nên khái niệm PTBV. Thực chất của PTBV là sự kết hợp giữa phát triển với việc duy trì môi trường hay nói cách khác yếu tố cơ bản của PTBV là quyền phát triển và sự cần thiết phải chăm sóc môi trường. Theo quy định tại khoản 4 điều 3 Luật BVMT 2014 thì: “PTBV là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và BVMT”. PTBV là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc tế về môi trường. Trong tuyên bốRio de Janeiro tại nguyên tắc thứ 4 nêu rõ: “Để thực hiện được sự PTBV, sự BVMT nhất thiết sẽ là bộ phận cấu thành của quá trình phát triển và không thể xem xét tách rời quá trình đó”. Phần lớn các quốc gia đã đưa ra nguyên tắc này trong hệ thống pháp luật của nước mình. Để đảm bảo PTBV phải đáp ứng được những đòi hỏi khác nhau như đòi hỏi về mặt tài chính, về mặt pháp luật. Trong mỗi quốc gia, để đảm bảo PTBV đòi hỏi phải: coi các biện pháp BVMT là yếu tố cấu thành trong các chiến lược hoặc các chính sách phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương, của vùng và của từng tốchức; phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lý có hiệu quả để có thể tránh được tham nhũng và lãng phí các nguồn lực, nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên; phải hoàn thiện quá trình quyết định chính sách và tăng cường tính công khai của các quá trình đó để đảm bảo cho các quyết định, chính sách ban hành nhằm vào sự PTBV; phải coi ĐTM như là một bộ phận cấu thành của các dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 44 - 46)