Thực trạng phát triển làng nghề ởcác tỉnh ĐBSH

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 61 - 62)

- Bảo vệmôi trường nguồn nước ngầm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆMÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ỞCÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

3.1.2. Thực trạng phát triển làng nghề ởcác tỉnh ĐBSH

Nhờ có tác động tích cực của nhiều chính sách, đặc biệt là chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, nên các làng nghề ở ĐBSH trong những năm qua đang phát triển hết sức có hiệu quả, cụ thể là:

Thứ nhất: làng nghề ở ĐBSH có sự tăng lên về số lượng, đa dạng hơn về ngành nghề, giá trị sản xuất ở nhiều làng nghề đạt mức cao, sản phẩm được cải tiến, đổi mới và đa dạng hóa theo yêu cầu của thị trường. Cho đến thời điểm năm 2011, Vùng ĐBSH có 2.433 làng có nghề, chiếm tới 53,18% tổng số làng nghề của cả nước [8].

Thứ hai: đa số các làng nghề ở ĐBSH đã chuyển đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường, chú ý đổi mới công nghệ nên chất lượng, mẫu mã đã có những tiến bộ nhất định [77]. Một số sản phẩm đã có mặt ở nước ngoài và được người tiêu dùng ở một số nước chấp nhận. Ví dụ: làng gốm sứ Bát Tràng đã cải tiến và đưa công nghệ cao vào sản xuất, tạo ra một số sản phẩm sứ cao cấp, cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Nghề chạm khắc gỗ Đồng Kỵ có khả năng cạnh tranh với một số mặt hàng cùng chủng loại của Trung Quốc…

Thứ ba: ở nhiều làng nghề, việc tổ chức sản xuất, kinh doanh đã được hoàn thiện và cải tiến theo hướng chuyên môn hóa về lao động và sản phẩm [11]. Một số cụm làng nghề được hình thành tách biệt với khu dân cưnhằm tránh gây ONMT, ảnh hưởng tới đời sống dân cư, nổi bật như ở Từ Sơn, Tiên Sơn (Bắc Ninh); Hoài Đức (Hà Nội). Ngoài ra, ở một sốlàng nghề nông thôn, nhiều doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn đã hình thành và hoạt động khá hiệu quả, giúp cho người dân làng nghề phát triển sản xuất, đẩy mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ. Ví dụ ở làng Đồng Kỵ có tới 50 công ty trách nhiệm hữu hạn, HTX kinh doanh đồ gỗ; làng Đình Bảng có trên 10 công ty trách nhiệm hữu hạn và một sốxí nghiệp liên doanh với Đài Loan,...

Thứ tư: trong cơ cấu ngành nghề của các làng nghề ở ĐBSH, số làng nghề chế biến nông, lâm, hải sản chiếm tỷ trọng lớn, trong đó đứng đầu là nghề chế biến nông, thủy sản. Cơ cấu này, một mặt cho thấy sự phát triển đúng thế mạnh của vùng ĐBSH vốn là chủ yếu thuần nông; mặt khác, chính quyền địa phương các tỉnh vùng ĐBSH đã sử dụng đúng lợi thế của mình và đã đề ra được những chính sách phù hợp hỗ trợ cho một số làng nghề tập trung phát huy thế mạnh này để phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân [69].

Tuy nhiên, mạng lưới làng nghề ở vùng ĐBSH chưa có tính liên kết chặt chẽ giữa các làng nghề với nhau mà chỉphát triển một cách tựphát dựa trên lợi thế của mỗi vùng là chính, nên đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các làng nghề với nhau. Đồng thời do việc phát triển làng nghề chưa có một quy hoạch tổng thể cho cả vùng, do đó sự phát triển của các làng nghề đã tạo ra nạn khai thác tài nguyên quá mức và làm ONMT ở các làng nghề. Đây đang là những vấn đề nổi cộm và mang tính thời sự nhất hiện nay ở các làng nghề trong vùng ĐBSH.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w