- Bảo vệmôi trường nguồn nước ngầm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆMÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ỞCÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
3.1.3.3. nhiễm chất thải rắn trong môi trường làng nghề
- Làng nghề CBLTTP: phát sinh CTR giàu chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, gây mùi xú uế, khó chịu, hầu hết chưa được quan tâm xử lý, cũng không được tận thu và xả thải bừa bãi vào môi trường. Với sản lượng 52.000 tấn tinh bột/năm, làng nghề Dương Liễu hàng năm phát sinh tới 105.768 tấn bã thải và một phần không nhỏ bị
cuốn theo nước thải gây tắc nghẽn hệ thống thu gom cũng như các ao hồ trong khu vực, gây ô nhiễm nghiêm trọng nước mặt, nước ngầm. Ngoài ra, việc đốt than cũng tạo ra lượng lớn xỉ. Các làng nghề khác như bún Phú Đô, Ninh Hồng, Vũ Hội (Hà Nội) cũng trong tình trạng tương tự [21].
- Làng nghề ươm tơ, dệt vải, nhuộm, thuộc da: các làng nghề may gia công, da giầy tạo ra CTR như vải vụn, da vụn, cao su, chất dẻo,... với lượng thải lên tới 2-5 tấn/ngày (làng nghề Hoàng Diệu, Gia Lộc, Hải Dương: 4-5 tấn/ngày; nghề may gia công tại làng nghề mây tre đan Xuân Lai - Bắc Ninh: 3-4 tấn vải vụn/ngày). Đây là loại chất thải rất khó phân hủy nên không thể xử lý bằng chôn lấp, không được thu gom xử lý mà được người dân địa phương đổ khắp nơi trong làng, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Điển hình là các làng nghề: Hoàng Diệu (Gia Lộc, Hải Dương), mây tre đan Xuân Lai (Bắc Ninh) [19].
- Làng nghề chăn nuôi, giết mổ gia súc: tạo ra một lượng chất thải hữu cơ, chất dinh dưỡng,… dạng rắn và lỏng rất lớn, hầu như không được xử lý và xả trực tiếp ra các kênh mương và ao làng, gây ONMT nước và không khí trầm trọng, phá hủy cảnh quan nông thôn và đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng. Trong giết mổ, một lượng lớn CTR là phân gia súc, các thứ chứa trong dạ dày, ruột, các phủ tạng, da, máu, lông lợn... Trong CTR thường chứa nhiều loại vi khuẩn, virus, trứng giun sán gây bệnh cho người và động vật. Điển hình là làng nghề giết mổ gia súc ở thị xã Tam Điệp, Ninh Bình, giết mổ gia súc ở thôn Văn Thai, Cẩm Giàng, Hải Dương.
- Làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren: làng nghề mây tre đan, CTR chủ yếu là xơ, phế phẩm và phế liệu (gốc, ngọn mây tre, lõi, đốt mấu,...), giẻ lau chứa dung môi hữu cơ. Tuy nhiên, lượng thải không lớn, khoảng 20-30 kg/cơ sở/tháng. Hầu hết CTR ở đây được tận dụng làm nhiên liệu trong sinh hoạt hàng ngày ở các hộ gia đình.
- Làng nghề tái chế chất thải phế liệu: Làng nghề tái chế kim loại với nguồn CTR phát sinh bao gồm bụi kim loại, phoi, rỉ sắt, lượng phát sinh khoảng 1-7 tấn/ngày (Vân Chàng - Nam Định, Đa Hội, Đình Bảng - Bắc Ninh). Làng nghề tái chế giấy, nhựa
thải ra các CTR gồm: nhãn mác, bột giấy, băng ghim, băng dán, tạp chất không tái sinh được, các chi tiết bằng kim loại, cao su. Một số làng nghề thải ra lượng CTR khá lớn như làng nghề tái chế giấy Dương Ổ - Bắc Ninh, tái chế nhựa Trung Văn và Triều Khúc - Hà Nội. Cho đến nay các CTR này vẫn chưa được xử lý triệt để.
Từ hiện trạng ô nhiễm CTR ở các làng nghề vùng ĐBSH có thể thấy rằng việc tuân thủ pháp luật về kiểm soát và xử lý chất thải rắn trong các làng nghề vùng ĐHSH, đặc biệt là các làng nghề CBLTTP, giết mổ gia súc, thuộc da và tái chế chất thải phế liệu hầu như còn bỏngỏ, nhiều bất cập.