Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệmôi trường làng nghề ở Trung ương

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 128 - 133)

- Bảo vệmôi trường nguồn nước ngầm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò

4.2.1.1.Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệmôi trường làng nghề ở Trung ương

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆMÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

4.2.1.1.Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệmôi trường làng nghề ở Trung ương

Trung ương

Một trong những nội dung quan trọng sau khi Hiến pháp 2013 ra đời là cần phải xem xét đánh giá lại toàn bộ hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về BVMT làng nghề, nhằm đảm bảo các yêu cầu về tính đồng bộ, tính thống nhất và tính khả thi. Như trong chương 3 đã phân tích, pháp luật về BVMT làng nghề ở nước ta hiện nay còn chưa hoàn thiện: nhiều văn bản còn chồng chéo, nhiều quy định không rõ ràng hoặc còn rất chung chung,... dẫn đến những khó khăn cho các chủ thể trong quá trình THPL về BVMT làng nghề. Đểviệc THPL về BVMT làng nghề nói chung, ở các tỉnh ĐBSH nói riêng, có hiệu quả cao thì điều kiện tiên quyết, quan trọng là phải dựa trên một hệ thống pháp luật có chất lượng cao. Do đó, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về BVMT làng nghề sẽ là rất cần thiết. Để thực hiện tốt giải pháp này, cần tiến hành đồng bộtheo các phương diện sau đây:

Thứ nhất, thực hiện tốt việc rà soát, hệ thống hóa, tập hợp hóa các văn bản QPPL liên quan tới THPL về BVMT làng nghề ở Trung ương:

Trên thực tế, pháp luật về BVMT làng nghềliên quan tới nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: pháp luật môi trường, pháp luật dân sự, pháp luật thương mại, pháp luật xây dựng, pháp luật về phí, lệ phí,… nên việc có nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, ở nước ta, pháp luật về BVMT làng nghề là một lĩnh vực còn rất mới mẻ, ít được chú ý xây dựng để có tính hệ thống, các quy định còn nằm tản mạn ởnhiều văn bản QPPL khác nhau do các cơ quan khác nhau có thẩm quyền ban hành như Quốc hội, Chính phủ, Bộ TNMT, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đến chính quyền cấp tỉnh,… Do đó xảy ra tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, tính thống nhất và tính khả thi chưa cao, có khi còn bị chi phối bởi “lợi ích nhóm”, ngành, địa phương. Ngoài ra, nhiều văn bản QPPL về BVMT làng nghề được ban hành ởnhiều thời điểm khác nhau và kỹthuật lập pháp của nhiều văn bản còn hạn chế. Đây là các lý do khách quan dẫn tới đòi hỏi tất yếu của việc rà soát, hệ thống hóa, tập hợp hóa các văn bản QPPL về làng nghề - là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT làng nghề.

Hoạt động này bao gồm các hoạt động: kiểm tra, đánh giá, tập hợp hóa các văn bản QPPL thành những nhóm văn bản để phân loại, đánh giá như: pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể THPL về BVMT làng nghề; pháp luật vềtrình tự, thủ tục; pháp luật về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, tổ chức tham gia BVMT làng nghề… Chủ thể thực hiện bao gồm nhiều loại cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau, nhưng trực tiếp là các cơ quan có nhiệm vụ quản lý các hoạt động SXLN và BVMT làng nghề như: Bộ TNMT, Bộ NNPTNT, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Các hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên, liên tục với chương trình và kế hoạch cụ thể để kịp thời phát hiện những văn bản không cần thiết, không còn hiệu lực hoặc mâu thuẫn, trùng lặp cần sửa đổi, bổ sung, cũng như đề xuất ban hành bổ sung những văn bản mới phù hợp với tình hình THPL vềBVMT làng nghề, trong đó xác định rõ địa vị pháp lý đối với các chủ thểtham gia THPL về BVMT làng nghề, ghi nhận đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Cụ thể là: nghiên cứu, đề xuất Chính phủ xem xét và rà soát lại Nghị định số 66/2006/NĐ- CP về phát triển ngành nghề nông thôn và Thông tư số 116/2006/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2006/NĐ-CP để bổ sung các loại hình ngành nghề nông thôn vào Danh mục ngành nghề nông thôn được phép hoạt động trong khu dân cư; bổ sung các tiêu chí vềBVMT trong bộTiêu chí công nhận làng nghề; hoàn thiện quy trình thủ tục công nhận làng nghề(bổ sung vai trò của cơ quan môi trường tại địa

phương) và quản lý các làng nghề được công nhận; nghiên cứu, đềxuất tiêu chí “làng nghề xanh” để công nhận và triển khai các nội dung về hỗ trợ, ưu đãi,…

Như vậy, rà soát, hệ thống hóa, tập hợp hóa các văn bản QPPL về THPL về BVMT làng nghề là công việc đầu tiên, có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về BVMT làng nghề ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, góp phần xây dựng nên một hệ thống pháp luật về BVMT làng nghề đảm bảo chất lượng và tính toàn diện. Đó là việc thểchế hóa một cách đầy đủ, nhất quán đường lối của Đảng trong việc THPL về BVMT làng nghề.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các văn bản QPPL về BVMT làng nghề do các cơ quan nhà nước ở Trung ương đã ban hành và xây dựng, ban hành mới các văn bản QPPL phù hợp nhằm tạo cơ sở pháp lý cho THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH :

Sau khi rà soát, hệ thống hóa hệ thống văn bản QPPL, cần thực hiện bổ sung, hoàn thiện các văn bản này nhằm cụthểhóa và hướng dẫn đầy đủLuật BVMT năm 2014, trong đó chú trọng việc xây dựng các văn bản QPPL để cụ thể hóa Luật BVMT. Cần xem xét, ưu tiên các nội dung có liên quan như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia THPL về BVMT làng nghề, về cách thức tổ chức việc THPL về BVMT làng nghề; sửa đổi, bổ sung các quy định về tội phạm MTLN trong Bộ luật Hình sự, quy định chế tài xử lý nghiêm các QPPL về BVMT làng nghề, xây dựng và ban hành quy định bồi thường thiệt hại về MTLN, cụ thể là:

Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với CTR [54] chưa chỉ rõ cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm thu phí BVMT đối với CTR ở địa phương. Do vậy thời gian tới, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xem xét quy định cụ thể cơquan chịu trách nhiệm thu phí BVMT đối với CTR ở địa phương.

Nghị định số25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 về phí BVMT đối với nước thải [56] chưa quy định cụ thể các đối tượng vi phạm, đã gây khó khăn trong quá trình thực hiện như: một đối tượng bị thu phí hai lần; chưa công bố định mức phát thải của chất gây ô nhiễm làm căn cứ tính toán khối lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp để xác định số phí phải nộp. Vì vậy, thời gian tới, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xem xét: quy định cụ thể các đối tượng phải nộp phí và xây dựng thông tư liên tịch quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường thiệt hại về môi trường và ban hành danh mục đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường, quy định định mức chi phí khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường; sớm ban hành định mức phát thải của chất gây ô nhiễm; xây dựng thông tưquy định việc xác định mức độ hệsinh thái bịsuy thoái đểtính toán thiệt hại với môi trường.

Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 [50] và sau đó là Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT [61] đã quy định mức phạt đối với các hành vi vi phạm quá cao so với năng lực tài chính của các cơ sở tại các làng nghề, gây khó khăn trong quá trình xử lý vi phạm tại địa phương. Do vậy thời gian tới, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần xem xét áp dụng mức xử phạt hợp lý hơn khi xử lý vi phạm đối với các cơ sở tại làng nghề.

Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/6/2006 về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn đã chưa quy định rõ điều kiện về BVMT khi xem xét, công nhận làng nghề. Do đó các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần sớm quy định rõ điều kiện về BVMT khi xem xét công nhận làng nghề.

Thông tư 04/2008/TT-BTNMT ngày 18/9/2008 hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án BVMT và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án BVMT [20] hiện đã hết hiệu lực, chưa có quy định tiếp tục hướng dẫn áp dụng đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động mà chưa có báo cáo ĐTM hoặc cam kết BVMT. Thời gian tới, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xem xét ban hành quy định, hướng dẫn thực hiện với các đối tượng này.

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, đề xuất Chính phủ ban hành Quy chế quản lý làng nghề nhằm: xác định các nội dung quản lý nhà nước về BVMT làng nghề và nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện; phân công trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương và cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý làng nghề nói chung và BVMT làng nghề nói riêng.

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề, đề xuất các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm ban hành Quy hoạch tổng thể quản lý và phát triển làng nghề trên toàn quốc gắn với các mục tiêu phù hợp với điều kiện, văn hóa vùng miền, nguồn nguyên liệu và đảm bảo về môi trường, đáp ứng yêu cầu về phát triển gắn với BVMT (theo quy định tại Nghị định số 66/2006/NĐ-CP).

Đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Bộ TNMT, Bộ KHCN, Bộ NNPTNT: xây dựng, hoàn thiện QCKT quốc gia về môi trường (nước thải sinh hoạt; nước thải chăn nuôi; nước thải sản xuất cồn nhiên liệu; nước thải sản xuất tinh bột sắn, một số chất độc hại trong không khí xung quanh, ngưỡng chất thải nguy hại,...), QCKT quốc gia về bãi chôn lấp chất thải nguy hại, lò đốt CTR sinh hoạt phù hợp với các cơ sở sản xuất tại các làng nghề.

Đề xuất với các cơ quan quản lý như Bộ TNMT, Bộ KHCN, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương và UBND các tỉnh ĐBSH: xây dựng kế hoạch theo dõi, giám sát và tiêu

chí giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các nội dung của Quyết định số 577/QĐ- TTg; tổng hợp, đánh giá tình hình triển khai thực hiện tại các Bộ, ngành và địa phương; đềxuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ NNPTNT, Bộ TNMT, Bộ Công Thương: Đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 113/2006/TT-BTC [12] về ‘hướng dẫn một số nội dung vềngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP đã được ban hành’, nhất là công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm cơ sở làng nghề nông thôn; phân tích nguyên nhân tồn tại của việc áp dụng đối với làng nghề và cơ sở trong làng nghề để đề xuất hoàn thiện văn bản và tăng cường khả năng thực thi văn bản.

Đề xuất sửa đổi hoặc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích [115] và Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg [117] về việc sửa đổi, bổsung một số điều của Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg phù hợp với đối tượng làng nghề nhằm giải quyết triệt để làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra tình hình thực hiện để có các giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Bên cạnh việc đề xuất sửa đổi, bổ sung một số văn bản QPPL về BVMT làng nghề chưa phù hợp, cũng đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành các thông tư mới hướng dẫn chi tiết việc THPL về BVMT làng nghề, cụ thể là:

Thông tư quy định về BVMT cụm công nghiệp làng nghề và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; quy định về xác nhận hệ thống quản lý môi trường, cơ sở và sản phẩm thân thiện với môi trường;

Thông tư quy định về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và kế hoạch BVMT; quy định về tiêu chí phân loại khu vực ONMT và tiêu chí xác định và việc xác nhận cơ sở gây ONMT nghiêm trọng; Thông tư quy định trình tự, thủ tục chứng minh tổ chức, cá nhân không gây ONMT;

Thông tư quy định về thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT và quy hoạch BVMT làng nghề; Thông tư liên tịch hướng dẫn BVMT đối với hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý và hướng dẫn tiêu huỷ thuốc, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng;

Các thông tư quy định về quản lý công tác báo cáo về BVMT, hướng dẫn công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng báo cáo công tác BVMT, quy định công bố, cung cấp thông tin môi trường, quy định việc xây dựng và quản lý bộ chỉ thị

môi trường quốc gia, quy định về xác nhận hệ thống quản lý môi trường, quy định chi tiết về nôi dung, hình thức các loại báo cáo về môi trường;

Thông tư quy định về kiểm soát ONMT đất; thông tư quy định về quản lý nước thải và sản phẩm thải lỏng không nguy hại; Thông tư quy định hạn ngạch xả nước thải vào sông, ngưỡng chịu tải của lưu vực sông và khắc phục, cải thiện môi trường các sông bị ô nhiễm; Thông tư quy định BVMT đối với bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, CTR công nghiệp thông thường và hướng dẫn xác nhận đủ điều kiện xử lý CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp thông thường;

Các thông tư liên tịch của Bộ TNMT, Bộ Công Thương hướng dẫn đăng ký phát thải hoá chất nguy hại ra môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý an toàn và giảm phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ trong hoạt động SXLN;

Thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ TNMT quy định chi tiết chương trình giáo dục vềmôi trường và đào tạo nguồn nhân lực BVMT.

4.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống thanh tra nhà nước cấp Trung ương nhằmđảm bảo việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 128 - 133)