Khuyến khích xã hội hóa bảo vệmôi trường làng nghề nhằm góp phần đảm bảo việc thực hiện pháp luật về môi trường làng nghề ở

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 156 - 162)

- Bảo vệmôi trường nguồn nước ngầm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò

4.2.2.8.Khuyến khích xã hội hóa bảo vệmôi trường làng nghề nhằm góp phần đảm bảo việc thực hiện pháp luật về môi trường làng nghề ở

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆMÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

4.2.2.8.Khuyến khích xã hội hóa bảo vệmôi trường làng nghề nhằm góp phần đảm bảo việc thực hiện pháp luật về môi trường làng nghề ở

các tỉnh đồng bằng sông Hồng

Hiện nay chúng ta đang thực hiện những nội dung cơ bản của xã hội hóa hoạt động BVMT làng nghề như: xác định trách nhiệm các bên tạo cơ sở pháp lý cho cộng đồng, xây dựng và thực hiện các quyền, nghĩa vụ BVMT làng nghề, phát triển phong trào quần chúng xây dựng BVMT làng nghề, lồng ghép các mô hình KT-XH. Để công tác xã hội hóa các hoạt động BVMT làng nghề, nhằm đảm bảo tốt hơn việc THPL về bảo vệ MTLN cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Cụ thể là:

Một là,hoàn thiện môi trường pháp lý, ban hành các chính sách phù hợp, tăng cường các ưu đãi tài chính và tạo thuận lợi cao nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia xã hội hóa công tác BVMT; Các chủ trương, chính sách về xã hội hóa BVMT làng nghề phải được thể chế hóa bằng các quy định, QPPL cụ thể và có hiệu lực đi kèm với các chế tài nghiêm khắc cả về tài chính lẫn hành chính, đối với các hành vi vi phạm từ các phía có liên quan; các cơ quan quản lý ngân sách hoặc các quỹtài chính có nguồn gốc ngân sách để trực tiếp hỗ trợ có thời hạn và điều kiện cho doanh nghiệp như hỗ trợ lãi biết đầu tư, hỗtrợ đào tạo, hỗ trợ bù giá chênh lệch trong kinh doanh và hỗ trợ sắp xếp lao động trong doanh nghiệp tham gia xã hội hóa - cần đặc biệt coi trọng việc giảm các nghĩa vụ tài chính như thuế, phí và các chi phí tham gia thị trường của doanh nghiệp tham gia xã hội hóa.

Hai là, tăng cường tuyên truyền giáo dục và thống nhất nhận thức chung về xã hội hóa BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH để tạo sự đồng thuận xã hội cao, ngăn chặn sự lệch lạc và lạm dụng trong quá trình triển khai các hoạt động xã hội hóa cung cấp dịch vụ môi trường. Ngoài việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách có liên quan đến xã hội hóa BVMT làng nghề thì cần thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về quy hoạch, kế hoạch, dự án xã hội hóa dịch vụ BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH để các doanh nghiệp và các nhà đầu tư ngoài khu vực kinh tế nhà nước tiếp cận thuận lợi, đầy đủ, từ đó hình thành các quyết định đầu tư cần thiết, đúng định hướng.

Ba là, mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch vụ BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH và cổ phần hóa các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đang và sẽtham gia xã hội hóa các dịch vụ BVMT làng nghề. Cần có cơ chế quản lý để tránh việc cung cấp các dịch vụ BVMT làng nghề diễn ra theo kiểu mạnh thành phần kinh tế nào thì bên ấy

làm. Cạnh tranh tự do, tự phát, thiếu sự hợp tác, gắn kết giữa các doanh nghiệp đơn vị các thành phần kinh tế- cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang cung ứng các dịch vụ MTLN và thành lập các công ty cổ phần mới tham gia cạnh tranh cung cấp các dịch vụ MTLN là khuynh hướng nên được lựa chọn trong cách tổ chức xã hội hóa các dịch vụ BVMT trong thời gian tới.

Bốn là, thực hiện dân chủhóa quá trình xã hội hóa đầu tư BVMT làng nghề và thể chế hóa sự giám sát của xã hội về BVMT ở các tỉnh ĐBSH: quy chế dân chủ ở cơ sở thực tế đó khẳng định sự cần thiết và hiệu quả của việc tăng cường dân chủ hóa, mở rộng sự giám sát trực tiếp của người dân. Thể chế hóa việc giám sát xã hội đảm bảo dân chủ và xử lý kịp thời các phát hiện sai phạm quy định về xã hội hóa là một trong những điều kiện và động lực mạnh mẽ và quan trọng hàng đầu để quá trình xã hội hóa BVMT làng nghề đúng định hướng, đúng mục tiêu.

Năm là, khuyến khích hình thành các Hiệp hội ngành nghề nông thôn, các tổ chức Hợp tác xã, Tổ tự quản trong việc THPL về BVMT làng nghề,… để tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, nắm bắt, phổ biến tuyên truyền văn bản QPPL.

Sáu là, chính quyền các cấp ở các tỉnh ĐBSH cần phối hợp và hỗ trợ về mọi mặt để phát huy tối đa vai trò công tác xã hội, đa dạng hoá các hoạt động BVMT làng nghề, có cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế thực hiện dịch vụ BVMT làng nghề. Tăng cường mạnh mẽ vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, mà đặc biệt là Mặt trận tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã, Đoàn thanh niên cộng sản HồChí Minh, Hội Cựu chiến binh trong công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát thực thi các quy định của pháp luật về BVMT làng nghề. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào việc giám sát công tác THPL về BVMT làng nghề bằng việc yêu cầu mỗi làng nghềphải có Hương ước, trong đó có các điều khoản cam kết BVMT để cùng thực hiện.

Kết luận chương 4

Bảo đảm THPL về BVMT làng nghề là một yêu cầu tất yếu khách quan. Đểthực hiện tốt yêu cầu này cần quán triệt các quan điểm, những tư tưởng chỉ đạo trong quá trình BVMT làng nghề. Đây là tư tưởng xuyên suốt, định hướng cho việc ban hành các chính sách, các văn bản QPPL của Nhà nước, là cơ sở quan trọng trong THPL về BVMT làng nghề.

Quán triệt các quan điểm trên, bảo đảm THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH cần được tiến hành với nhiều giải pháp đồng bộ như: hoàn thiện các quy định pháp luật về BVMT làng nghề của Trung ương và các tỉnh ĐBSH; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự quản lý của Nhà nước ở các tỉnh ĐBSH với với THPL

vềBVMT làng nghề; Hoàn thiện hệ thống thanh tra nhà nước cấp Trung ương nhằm đảm bảo việc THPL về BVMT làng nghề và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và các tỉnh ĐBSH; nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH; tăng cường sự hợp tác Quốc tế trong việc THPL về BVMT làng nghề; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và thực hiện quy hoạch hợp lý các làng nghề; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BVMT làng nghề cho các cơ sở sản xuất và nhân dân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết và xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật về BVMT làng nghề; phân phối hợp lý và đa dạng hóa đầu tư tài chính cho BVMT làng nghề; khuyến khích xã hội hóa BVMT làng nghề. Các giải pháp trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thểthống nhất, trong đó việc xây dựng, hoàn thiện quy định pháp luật về BVMT làng nghề của Trung ương và các tỉnh ĐBSH có ý nghĩa tạo tiền đề cho THPL về BVMT làng nghề, các giải pháp khác góp phần THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH có hiệu quả.

Để THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH có hiệu quả đòi hỏi các giải pháp nêu trên cần được tiến hành một cách đồng bộ với quyết tâm cao của toàn xã hội. Trong đó, vai trò thực hiện chủ yếu là các cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT làng nghề. Các quan điểm chỉ phát huy hiệu quả trên thực tế khi giải pháp được thực hiện nghiêm túc và ngược lại các giải pháp chỉ đạt kết quả cao khi được chỉ đạo bởi các quan điểm đúng đắn nhằm THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH có hiệu lực, hiệu quả.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu vấn đề THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH của luận án, cho phép rút ra một số kết luận sau đây:

Thứ nhất, dựa trên hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học Lý luận về nhà nước và pháp luật, luận án đã xây dựng, phân tích được cơ sở lý luận của việc THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH như: khái niệm về làng nghề, pháp luật

BVMT làng nghềvà THPL vềBVMT làng nghề, các chủthể, nội dung và hình thức THPL về BVMT làng nghề, từ đó phân tích vai trò và các yếu tố đảm bảo việc THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH. Luận án cũng đã tập trung phân tích việc THPL về BVMT nói chung, về BVMT làng nghề nói riêng của một số nước trên thếgiới như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, từ đó rút ra những giá trị tham khảo cho các tỉnh ĐBSH.

Thứ hai, luận án đã phân tích những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của các tỉnh ĐBSH ảnh hưởng đến việc THPL về BVMT làng nghề; đánh giá hiện trạng ô nhiễm đất, nước, không khí, CTR,... gây ra bởi các hoạt động sản xuất làng nghề ở các tỉnh ĐBSH. Từ cơ sở lý luận, luận án đi sâu phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng hệ thống pháp luật về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH hiện nay, chỉ ra những thành tựu và những hạn chế, bất cập trong quá trình THPL về BVMT ở các tỉnh ĐBSH nhìn từ góc độ quản lý pháp luật. Việc đánh giá thực trạng được thực hiện theo các nội dung: bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất đai và tài nguyên đất, bảo vệ môi trường không khí, quản lý chất thải và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, DTLS, trong mỗi nội dung lại đánh giá dưới 4 hình thức THPL: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Đồng thời luận án cũng đi sâu phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế bất cập này.

Thứ ba, để nâng cao hiệu quả THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH, luận án đề xuất 03 quan điểm có tính chỉ đạo: 1) THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH phải quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và các nghị quyết của Đảng bộ ở các các tỉnh ĐBSH về phát triển làng nghề và bảo vệ môi trường; 2) THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH phải gắn với PTBV làng nghề; 3) BVMT làng nghề là trách nhiệm chung của chính quyền các cấp, địa phương, của cộng đồng sản xuất, kinh doanh và của cộng đồng dân cư làng nghề ở các tỉnh ĐBSH.

Thứ tư, để bảo đảm nâng cao hiệu quả THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH, luận án đưa ra và luận giải tính khả thi của 02 nhóm giải pháp cơ bản: Một là, nhóm giải pháp chung để đảm bảo THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH

bao gồm các giải pháp: hoàn thiện các quy định pháp luật về BVMT làng nghề ở Trung

ương; Hoàn thiện hệ thống thanh tra nhà nước cấp Trung ương nhằm đảm bảo việc THPL về BVMT làng nghề; tăng cường sự hợp tác quốc tế trong việc THPL về BVMT làng nghề của Việt Nam nói chung và của các tỉnh ĐBSH nói riêng; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, áp dụng giải pháp kỹ thuật công nghệ và thực hiện quy hoạch hợp lý các làng nghề; đa dạng hóa và phân phối hợp lý đầu tư tài chính cho việc THPL về BVMT làng nghề. Hai là, nhóm giải pháp cụ thể để đảm bảo thực hiện pháp luật BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH bao gồm các giải pháp: hoàn thiện các quy định pháp luật BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong việc THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH; nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH; tăng cường sự phối hợp giữa chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong THPL vềBVMT làng nghề ởcác tỉnh ĐBSH; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, giải quyết khiếu tố khiếu nại, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong việc THPL về BVMT làng nghề ởcác tỉnh ĐBSH; tăng cường việc THPL về quy hoạch các làng nghề vùng ĐBSH; tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức trong việc THPL về BVMT làng nghề đối với cơ sở sản xuất, hộ gia đình làm nghề và nhân dân ở các tỉnh ĐBSH; khuyến khích xã hội hóa BVMT làng nghề góp phần đảm bảo việc THPL về MTLN ở các tỉnh ĐBSH.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 156 - 162)