Các hình thức thực hiện pháp luật về bảo vệmôi trường làng nghề

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 40 - 44)

- Bảo vệmôi trường nguồn nước ngầm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò

2.2.3.Các hình thức thực hiện pháp luật về bảo vệmôi trường làng nghề

Hình thức THPL là cách thức mà các chủ thể tiến hành các hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Các QPPL môi trường làng nghề có số lượng rất lớn với nhiều nội dung phong phú. Vì thế, hình thức THPL về BVMT làng nghề cũng rất đa dạng. Căn cứ vào tính chất của hoạt động, có thể xác định THPL về BVMT làng nghề bao gồm các hình thức: tuân thủ pháp luật, chấp hành (thi hành) pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

- Tuân thủ pháp luật về BVMT làng nghề: là hình thức THPL về BVMT ở các làng nghề trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những quy định cấm của pháp luật môi trường. Trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nguy cơ trong sinh hoạt hàng ngày ở các cơ sở làng nghề, các chủ thể đều tác động, khai thác và sử dụng đến thành phần môi trường. Nếu như những chủ thể này do vô tình hay cố tình tác động một cách quá mức đến môi trường làm cho môi trường của chúng ta bị hủy hoại, ô nhiễm gây ra các sự cố môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, các hoạt động không chi phối đối với chủ thể có hành vi vi phạm mà còn gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác trong xã hội.

Để bảo đảm môi trường làng nghề được bảo vệ PTBV cho thế hệ hiện tại và cả thế hệ sau này, những yêu cầu chủ thể pháp luật phải luôn luôn tự kiềm chế mình một cách chủ động và tự giác trong mọi điều kiện, hoàn cảnh tình huống luật định mà bản thân mình đang gặp phải để không thực hiện những hành vi pháp luật ngăn cấm trong lĩnh vực BVMT. Điều 7 Luật BVMT 2014 có quy định những hành vi bịnghiêm cấm: phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên; vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng QCKT về BVMT; thải chất thải chưa được xử lý đạt QCKT môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí; đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật; thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá QCKT môi trường; gây tiếng ồn, độ rung vượt quá QCKT môi trường; sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá QCKT môi trường; phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên

nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên; xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động BVMT; hoạt động trái phép, sinh sống ởkhu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người; che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động BVMT, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường. Với các quy định này đòi hỏi các cơ sở sản xuất ở các làng nghề không được thực hiện những hành vi nêu trên. Việc các chủ thể đó kiềm chế, không thực hiện những hành vi trên là biểu hiện của việc tuân thủ pháp luật về BVMT. Nếu trong trường hợp có những cơ sở sản xuất vi phạm những quy định trên thì họ sẽ bị áp dụng những chế tài nhất định đối với hành vi vi phạm của mình. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm thì có thể bị xửphạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự cùng với nghĩa vụ bắt buộc là phải khắc phục các biện pháp ô nhiễm, phục hồi lại hiện trạng môi trường.

- Thi hành (chấp hành) pháp luật về BVMT làng nghề: là một hình thức THPL về BVMT làng nghề, trong đó các chủ thể pháp luật tự thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của mình với hành động tích cực. Bên cạnh việc đề ra các quy định mang tính ngăn cấm nhằm hạn chế những hành vi gây ONMT, pháp luật còn có những quy định mang tính bắt buộc thể hiện ở những trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng thành phần môi trường.

Luật BVMT 2014 quy định cơ sở sản xuất thuộc làng nghề do Chính phủ quy định phải xây dựng và thực hiện các biện pháp BVMT theo quy định của pháp luật: thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý CTR theo quy định của pháp luật; tuân thủ kế hoạch di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trách nhiệm của UBND cấp xã có làng nghề cũng được pháp luật quy định như sau: Lập, triển khai thực hiện phương án BVMT cho làng nghề trên địa bàn; hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về BVMT làng nghề; hằng năm báo cáo UBND cấp huyện về công tác BVMT làng nghề. Trách nhiệm của UBND cấp huyện có làng nghề được quy định như sau: chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác BVMT làng nghề trên địa bàn; hằng năm báo cáo UBND cấp tỉnh về công tác BVMT làng nghề. Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh có làng nghề được quy định như sau: quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề gắn với BVMT; bố trí ngân sách cho các hoạt động BVMT làng nghề; chỉ đạo, tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm và xử lý ONMT làng nghề trên địa bàn; chỉ đạo xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; khu tập kết, xử lý CTR thông

thường, chất thải nguy hại cho làng nghề; quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề; có kế hoạch di dời cơ sở gây ONMT nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư. Trong khoản 1 điều 148 Luật BVMT có quy định ”Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí BVMT”. Với quy định nêu trên, các cơ sở sản xuất và cá nhân trong các làng nghề ở trong các trường hợp đó, nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ nộp phí BVMT. Như vậy, bằng hành động tích cực trong khi thực hiện các nghĩa vụ của mình, các chủ thể đã tích cực thực hiện các QPPL về BVMT.

- Sử dụng pháp luật về BVMT làng nghề: là hình thức THPL về BVMT làng nghề mà trong đó các chủ thể pháp luật sử dụng các quyền về BVMT để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hình thức này khác với hình thức tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật ở chỗ có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí. Điều 146 Luật BVMT 2014 quy định: ”Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung cấp thông tin về BVMT thông qua đối thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản; tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thu thập, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp; có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với cơ sở; tham gia đánh giá kết quả BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật”. Điều 162 của Luật BVMT cũng quy định: ”Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật BVMT theo quy định của pháp luật; cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về BVMT với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo”.

Như vậy, pháp luật cho phép các chủ thể pháp luật có quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật về BVMT làng nghề; có quyền được biết và tìm hiểu về công tác BVMT của các cơ sở sản xuất làng nghề.

Pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội, có thực sự đi vào cuộc sống đạt hiệu quả cao khi tất cả những quy định của nó đều được thực hiện chính xác, triệt để. Nhưng nếu chỉ thông qua các hình thức tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật thì sẽcó nhiều các QPPL không thểthực hiện bởi nó còn phụ thuộc vào sự nhận thức, ý thức chấp hành của các chủ thể THPL, hoặc họ không đủ khả năng thực hiện nếu thiếu sự tham gia của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khi đó cần phải có hoạt động áp dụng pháp luật. Trong lĩnh vực pháp luật môi trường cũng vậy, muốn các QPPL về BVMT

làng nghề được thực hiện triệt để thì cũng cần phải thể hiện bằng hình thức áp dụng pháp luật.

- Áp dụng pháp luật về BVMT làng nghề: là một hình thức THPL, trong đó nhà nước thông qua hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật về BVMT làng nghề hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt những quan hệ pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật có sự can thiệp của Nhà nước.

Áp dụng pháp luật về BVMT làng nghề cần được tiến hành trong trường hợp khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước, đối với hành vi vi phạm pháp luật về BVMT làng nghềnhưtrong trường hợp một chủthểnào đó xảthải những chất độc hại chưa qua xử lý làm ONMT. Áp dụng pháp luật về BVMT làng nghề còn được thực hiện trong trường hợp khi các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hay chấm dứt mà phải có sự can thiệp của Nhà nước. Ví dụ: trong trường hợp chủ cơ sở sản xuất làng nghề thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM. Khi đó các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở kết quả thẩm định báo cáo ĐTM đưa ra quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM, là điều kiện bắt buộc đểchủ dựán được cấp phép sản xuất và đưa vào hoạt động trên thực tế.

Áp dụng pháp luật về BVMT làng nghề được tiến hành khi xảy ra các tranh chấp vềquyền và nghĩa vụ của các chủthểmà các bên không thể tựgiải quyết được như trong trường hợp người dân khiếu nại với cơ quan nhà nước về hành vi xả thải những chất thải nguy hại chưa qua xử lý, gây ONMT của các cơ sở sản xuất làng nghề. Hoạt động áp dụng pháp luật vềBVMT làng nghề cần phải được tiến hành trong trường hợp khi các cơ quan nhà nước cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể trong quá trình các chủ thể này khai thác, sử dụng các thành phần môi trường mà ở đây phải kể đến vai trò của Thanh tra BVMT, của các cơquan chuyên môn vềmôi trường.

Áp dụng pháp luật về BVMT là hoạt động THPL của các cơ quan Nhà nước. Nó vừa là một hình thức THPL, vừa là cách thức Nhà nước tổ chức cho các chủ thể THPL nên hoạt động này luôn thểhiện quyền lực Nhà nước, có nghĩa là hoạt động này chỉdo những cơ quan Nhà nước hay những nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành. Hoạt động này chủ yếu được tiến hành theo ý chí đơn phương của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, không phụthuộc vào ý chí của chủthể bịáp dụng pháp luật. Một điều quan trọng trong hoạt động này là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lựa chọn các QPPL, ra các văn bản áp dụng pháp luật một cách kịp thời, chính xác và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Cần phải tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành các quyết định áp dụng pháp luật này. Đây có thể được coi là một trong những đảm bảo quan trọng đểcác văn bản áp dụng pháp luật về BVMT được thực hiện trong thực tế.

Như vậy THPL về BVMT làng nghề được thực hiện thông qua bốn hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, hình thức áp dụng pháp luật có sựkhác biệt với các hình thức còn lại. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, nếu như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể THPL đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức luôn có sự tham gia của Nhà nước, thông qua các cơ quan Nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 40 - 44)