Tăng cường tuyên truyền, phổbiến giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 153 - 156)

- Bảo vệmôi trường nguồn nước ngầm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò

4.2.2.7.Tăng cường tuyên truyền, phổbiến giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆMÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

4.2.2.7.Tăng cường tuyên truyền, phổbiến giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng

nghề đối với cơ sở sản xuất, hộ gia đình làm nghề và nhân dân ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật luôn có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay, là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự điều phối, tổ chức thực hiện của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức, đoàn thể; là khâu then chốt, quan trọng để các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủthểtrong xã hội. Ngoài ra, cũng do đặc thù của các làng nghề nông thôn vùng ĐBSH là tính cộng đồng và chủ nghĩa tập thể cao, sẽ giúp cho chính quyền địa phương vùng ĐBSH dễ dàng hơn trong công tác tuyên truyền này, đưa pháp luật về BVMT làng nghề đến với người dân nông thôn vùng ĐBSH.

Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng đó, Ban Bí thư khóa IX đã ban hành Chỉ thị 32 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Chính phủ ban hành Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 [112]; Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2008-2012 [114].

Thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, thực tế những năm gần đây công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhận thức trong việc THPL về BVMT làng nghề đối với cơ sở sản xuất, hộ gia đình làm nghề và nhân dân ở các tỉnh ĐBSH đã nhận được sựquan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ngành chức năng nơi đây, nhưng vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả như mong muốn. Để đẩy mạnh

và nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong việc THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị [7], Chỉ thị 29- CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư khoá X, Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 05/5/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chương trình hành động kèm theo Quyết định số 45/2005/QĐ-UBND ngày 15/6/2005 của UBND tỉnh, Luật BVMT năm 2014 và các văn bản hướng dẫn vềBVMT tới cán bộ, đảng viên, trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội, nhất là trong cộng đồng dân cư; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước trong việc THPL về BVMT làng nghề cấp huyện, cấp xã để đáp ứng yêu cầu công tác BVMT làng nghề.

Thứ hai, phát huy vai trò của cấp uỷ Đảng, chính quyền ở các tỉnh ĐBSH, đặc biệt là người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục trong việc THPL về BVMT làng nghề. Mỗi cấp uỷ Đảng, chính quyền, mỗi cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở từng địa phương phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, phải có sự quan tâm và chỉ đạo thường xuyên từ việc xây dựng chương trình, kế hoạch cho đến những giải pháp cụthể để thực hiện có hiệu quả, tránh hiện tượng nêu to khẩu hiệu rồi phó mặc cho cán bộ chuyên môn hoặc các ngành đoàn thể tự triển khai. Có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của cấp uỷ, chính quyền, thì công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục trong việc THPL về BVMT làng nghề sẽ được thực hiện có hiệu quả, đồng thời luôn nhận được sự tham gia ủng hộ tích cực của các ban, ngành đoàn thể, các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động này. Đây cũng là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhận thức trong việc THPL về BVMT làng nghề đối với cơ sở sản xuất, hộ gia đình làm nghề và nhân dân ở các tỉnh ĐBSH.

Thứ ba, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục về THPL về BVMT làng nghề phải được thực hiện có trọng điểm và gắn chặt với nhiệm vụ chính trị, có thể tập trung tuyên truyền theo thời gian hoặc không gian. Ví dụ theo không gian, tuyên truyền những ảnh hưởng của ONMT đối với cuộc sống sức khỏe của người dân và pháp luật về phòng, chống ô nhiễm ở những làng nghề xảy ra ONMT. Theo thời gian, cần tuyên truyền gắn với thời điểm, có thể gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương hoặc của Đảng bộ ở các tỉnh ĐBSH, ví dụ thời điểm sắp diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.

Thứ tư, kết hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các hình thức tuyên truyền như: tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền thông qua các cuộc hội thảo,… Thực tế cho thấy, hiện nay việc tuyên truyền phổ biến giáo dục trong việc THPL về

BVMT làng nghề trên địa bàn quận, huyện, tuy đã có nhiều đổi mới song còn những hạn chế nhất định, nhiều nội dung tuyên truyền, báo cáo viên chỉ đơn thuần giảng bằng lời trên nghị trường mà chưa có hình ảnh minh hoạ hoặc máy chiếu hỗ trợ điều đó làm giảm hiệu quả buổi tuyên truyền. Bên cạnh đó, để có hiệu quả cao trong tuyên truyền pháp luật cũng đòi hỏi báo cáo viên phải chuẩn bị nội dung bài giảng chu đáo, nội dung bài giảng, bài tuyên truyền, phổ biến cần đi sâu vào nhu cầu cần nắm bắt thông tin của người nghe kết hợp với những tình huống minh hoạ để phân tích chứng minh thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. Đối với các văn bản luật sửa đổi có thay thế, bổ sung, cũng cần đi sâu làm rõ những điểm mới của văn bản.

Thứ năm, kết hợp hỏi đáp trong tuyên truyền việc THPL về BVMT làng nghề nhằm khai thông, giải đáp những thắc mắc trong nhân dân về những vấn đề đang gặp hoặc đã gặp nhưng chưa rõ. Đểthực hiện có hiệu quả nội dung này, trước hết, cấp uỷ, chính quyền địa phương cần phối hợp tốt với cơ quan chức năng tuyên truyền phổ biến việc THPL về BVMT làng nghề để nhân dân có thể chuẩn bị những câu hỏi, những ý kiến thắc mắc cần được giải đáp tại hội nghị hoặc Ban tổ chức hội nghị có thể chuẩn bị một số câu hỏi thường gặp thực hiện hỏi đáp tại hội nghị, như vậy, nội dung buổi tuyên truyền vừa sôi nổi, vừa thu hút sự quan tâm của nhân dân, từ đó đưa ra những giải đáp cần thiết phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của nhân dân.

Thứ sáu, tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan Tư pháp, các ban, ngành đoàn thể với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục việc THPL về BVMT làng nghề. Đối với việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật theo lĩnh vực của ngành nào thì cần có kếhoạch để có sự phối hợp chặt chẽ nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục trong việc THPL về BVMT làng nghề.

Thứ bẩy, phát hành nhiều tài liệu, tờ rơi phổ biến và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật việc THPL về BVMT làng nghề. Hàng năm nhân dịp Tuần lễ quốc gia nước sạch - vệ sinh môi trường, Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực trong việc THPL về BVMT làng nghề như ra quân làm vệ sinh tại các thị xã, thị trấn và các khu dân cư.

Thứ tám,phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc nâng cao nhận thức THPL về BVMT làng nghề. Tổ chức biên soạn hệ thống chương trình phát thanh, truyền hình đểchuyển tải đầy đủ nội dung, trách nhiệm, cung cấp thông tin trong việc THPL về BVMT làng nghề; cổ động liên tục cho các phong trào toàn dân và nêu gương điển hình trong hoạt động THPL về BVMT làng nghề. Tạo dư luận xã hội lên án nghiêm khắc các hành vi gây mất vệ sinh và gây ONMT làng nghề đi đôi với việc áp dụng các chếtài, xửphạt nghiêm minh đúng mức mọi vi phạm.

Thứ chín, tăng cường giáo dục việc THPL về BVMT làng nghề trong các trường học: lồng ghép các kiến thức BVMT làng nghề một cách khoa học với một khối lượng hợp lý trong các chương trình giáo dục của từng cấp học.

4.2.2.8. Khuyến khích xã hội hóa bảo vệmôi trường làng nghề nhằm gópphần đảm bảo việc thực hiện pháp luật về môi trường làng nghề ở

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 153 - 156)