Nhiễm không khí và tiếng ồn trong môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 64 - 65)

- Bảo vệmôi trường nguồn nước ngầm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò

3.1.3.2.nhiễm không khí và tiếng ồn trong môi trường làng nghề

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆMÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ỞCÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

3.1.3.2.nhiễm không khí và tiếng ồn trong môi trường làng nghề

Việc tuân thủ pháp luật về BVMT không khí trong các làng nghề nhìn chung còn nhiều bất cập, hầu như các hộ sản xuất không có biện pháp kiểm soát hoặc xử lý các khí thải và tiếng ồn, kết quả là không khí ở nhiều làng nghề bị ô nhiễm trầm trọng, cụ thể như sau:

- Làng nghề CBLTTP: sản xuất tại các làng nghề này phát sinh ONKK không chỉ do sử dụng nhiên liệu mà còn do sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, CTR tạo nên các khí như SO2, NO2, H2S, CH4 và các khí ô nhiễm gây mùi tanh thối khó chịu. Điển hình như các làng nghề: bún Phú Đô, tinh bột Tân Hòa, rượu sắn Tân Độ (Hà Nội); bún Vũ Hội (Thái Bình);...

- Làng nghề ươm tơ, dệt vải, nhuộm, thuộc da: gây ô nhiễm cục bộ bởi bụi, hơi hoá chất, tiếng ồn do các máy dệt thủ công (vượt TCVN từ 4 đến 14 dBA). Bụi bông sinh ra trong quá trình giàn sợi, đánh ống, xe sợi, dệt vải. Hơi hoá chất phát sinh trong quá trình nấu, tẩy, nhuộm, chủ yếu là xút, HCl, Cl2, CH3COOH, chất tẩy giặt. Khí thải lò đốt chứa nhiều thành phần ONMT không khí như CO2, SO2, CO, NOx và bụi. Hiện nay, chưa có cơ sở nào có hệ thống hút bụi, thông gió để giảm lượng bụi bông trong khu vực sản xuất, không có ống khói và đều không có hệthống xửlý khí thải lò đốt và biện pháp khắc phục hơi hoá chất độc hại. Điển hình là làng nghề dệt đũi Nam Cao, dệt nhuộm Thái Phương (Thái Bình), lụa Vạn Phúc (Hà Nội) [19, 24].

- Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng: phát sinh bụi do hoạt động vận chuyển, chê biến nguyên vật liệu (đất, đá, xi măng,...) và bụi xỉ than tỏa ra từ khói lò. Khí thải của các lò nung gạch ngói, gốm, sứ… gây ONMT không khí rất lớn do có chứa các loại khí độc như CO, SO2, NOx, HF,… Đối với các làng nghề khai thác đá, ô nhiễm chủ yếu là bụi từ khu vực khai thác (thường xuyên vượt TCCP từ 3 - 5 lần) và tiếng ồn do nổ mìn và hoạt động của các máy khoan, đục, máy nghiền, xay đá,... (thường xuyên ở mức cao từ 80 - 100dBA). Điển hình là một số làng nghề: nung vôi Kiện Khê (Hà Nam), gạch Khai Thái (Hà Nội), gạch Hòa Hậu (Lý Nhân, Hà Nam) [24, 25].

- Làng nghềgia công cơ khí: chủ yếu gây ra ô nhiễm bụi kim loại rất nguy hiểm, tiếng ồn, khí CO, Asen và ô nhiễm nhiệt. Ởlàng nghề Đa Hội (Bắc Ninh), hàm lượng

của CO trung bình trong 24h vượt quá tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần, tiếng ồn 70-80 dBA, vượt quá TCCP. Tại làng nghề cơ khí Phùng Xá (Hà Nội) nồng độ As vượt giới hạn QCCP 1,5-1,9 lần, nồng độ NO2 và SO2 cũng vượt quá TCCP, nhiệt độ không khí vượt quá nhiệt độ của môi trường từ 4-5°C, gần khu vực làm việc, nhiệt độ lên tới 42°C, cao hơn tiêu chuẩn cho phép trên 10°C, rất có hại đối với người và các hộ sinh hoạt gần đó [24].

- Làng nghề chăn nuôi, giết mổ gia súc: do sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, CTR tạo nên các khí như SO2, NO2, H2S, NH3, CH4 và các khí ô nhiễm gây mùi tanh thối khó chịu phát sinh từ phân gia súc, các chất thải và lòng ruột bị đổ bỏ, cũng như từ khâu xử lý sơ bộ nước thải và từ khu nhốt gia súc. Chất thải khí do hoạt động hô hấp, tiêu hóa của vật nuôi, do ủ phân, chế biến thức ăn,... ước khoảng vài trăm triệu tấn/năm.

- Làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren: các làng nghề sản xuất gốm sứ và chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm bụi do sử dụng nguyên liệu đất đá, ô nhiễm các khí thải lò đốt như CO, CO2, SO2, NOx… Đối với các làng nghề sơn mài, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, không khí chứa nhiều các hóa chất, dung môi hữu cơ độc hại. Điển hình là các làng nghề thủ công mỹ nghệ Đồng Vinh, Thôn Ngọ, Sơn Đồng, Tiền Phong trên địa bàn Hà Nội. Ở các làng nghề mộc, chạm khắc, không khí bị ô nhiễm nặng bởi tiếng ồn (vượt 85dB) phát sinh từ các máy xẻ gỗ, máy cưa, máy tiện, máy bào, máy chuốt, xé mây song… Tại chỗ làm bên cạnh các máy xẻ gỗ, chuốt, xẻ mây song, tiếng ồn vượt 95dB. Điển hình là các làng mộc Bích Chu, Minh Tân (Vĩnh Phúc), làng mộc khắc gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) [19, 24].

- Làng nghề tái chế chất thải phế liệu: không khí bị ô nhiễm nặng nề bởi bụi kim loại (chủ yếu là oxit sắt), nồng độ lên tới 0,5mg/m3 làm cho không khí có mùi tanh. Đặc biệt là khu vực bên cạnh các lò đúc thép, hàm lượng bụi vượt quá TCCP tới 10-15 lần. Hơi hóa chất độc hại như Cl2, HCN, HCl, H2SO4, SO2, CO, NO,... phát sinh từ khâu phân loại, gia công sơ bộ, tẩy gỉ, nấu, kéo. Tại các làng nghề tái chế nhựa, khí ô nhiễm phát sinh từ công đoạn gia nhiệt trong quá trình tạo hạt, đùn túi, làm nhựa cháy sinh khí độc như HCl, HCN, CO,... Điển hình là các làng nghề Vân Chàng, Xuân Tiến (Nam Định), nhựa Minh Khai (Hưng Yên) [24].

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 64 - 65)